Người đưa lươn biển Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc

Lươn câu ở vùng biển của Việt Nam được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) rất ưa chuộng dù phải mua với giá cao.

người đưa lươn biển Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc
Lươn Biển Việt Nam

Anh Thái Vinh Ngộ (35 tuổi), người được ngư dân Thanh Khê (Đà Nẵng) gọi là Ngộ “liều”, đang tất bật hoàn thiện con tàu vỏ gỗ công suất lớn để vươn khơi ra Hoàng Sa. Đây là con tàu câu lươn thứ hai của anh, sau chiếc đầu tiên đóng năm 2016. Anh cho biết, đóng tàu là một quyết định khá mạo hiểm, bởi anh vốn là dân thu mua hải sản, không chuyên đánh bắt.

“Bạn hàng liên tục hỏi tôi về lươn biển, chỉ cần có lươn khỏe, đẹp thì bao nhiêu họ cũng gom. Tôi về thu mua của bà con, nhưng mỗi người đánh bắt một kiểu, rồi không biết chăm để lươn chết hết, đem bán người ta không mua. Có đầu ra cho lươn tốt như vậy mà ngư dân chịu thua thì quá phí, nên tôi quyết tâm vay 8,5 tỷ đồng đóng tàu tự đi câu”, anh cho hay.

Khi con tàu đầu tiên còn chưa nên hình hài trên đà, anh bôn ba sang Hàn Quốc, cùng lên tàu với ngư dân bên đó lênh đênh trên biển học cách câu lươn. Hóa ra, loài hải sản nằm sâu dưới đáy biển này cũng dễ dụ vào bẫy nếu biết sở trường của chúng. Chỉ cần cho cá nục vào thùng phi rồi thả xuống biển khoảng một ngày đến một tuần, lươn sẽ tự động chui vào ăn mồi. Sau đó kéo thùng lên thu lươn. Vừa được học, vừa được thực hành, anh còn tìm tòi tất cả kinh nghiệm câu lươn từ ngư dân miền Trung, từ sách báo, mạng Internet.

Đến khi trang bị đầy đủ kinh nghiệm cho con đường đánh bắt mới, chiếc tàu cũng vừa được đóng xong, sẵn sàng ra ngư trường Hoàng Sa câu lươn chuyến đầu. Theo lý giải của anh, Hoàng Sa, Trường Sa là nơi lươn sống nhiều vì mực nước sâu và có cả bãi rạn, và lươn ở càng xa bờ thì càng khỏe mạnh. Khi 1.000 chiếc thùng phi kéo lên từ đáy biển Hoàng Sa sau gần một ngày, thùng nào cũng đầy lươn to, khỏe, đều màu. Sau 5 tháng làm quen với nghiệp câu lươn, anh Ngộ cho biết lợi nhuận không quá cao nhưng luôn đảm bảo thu nhập cho mỗi thuyền viên hơn 10 triệu đồng một chuyến.

Hơn 10 ngày nữa, con tàu câu lươn thứ hai của anh sẽ hạ thủy và tiếp tục thẳng tiến ra Hoàng Sa, Trường Sa hành nghề câu lươn. Anh Ngộ cũng cho hay các đầu mối thu lươn ở Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản luôn thúc hàng. Mặc dù đây là ba thị trường đầy tiềm năng nhưng khó tính. Họ đòi hỏi lươn khi sang tận nơi vẫn còn sống, bơi khỏe, đều màu và an toàn sau kiểm dịch. Ngược lại, nếu lươn chết thì anh chẳng những không có đồng nào mà còn phải đóng phí môi trường phục vụ việc tiêu hủy.

người đưa lươn biển Việt Nam sang Nhật, Hàn Quốc

Anh Ngộ đang hoàn thiện con tàu thứ 2.


Anh ví việc duy trì mạng sống cho lươn thần tốc hệt như đội quân cấp cứu. Lươn vừa lôi lên khỏi biển phải lập tức thả vào “hồ” nuôi trên tàu rồi điều chỉnh các thông số muối, oxy, nhiệt độ phù hợp. Khi cập bờ, tại bến đã có một "đội quân" gần 10 người đứng chờ sẵn tức tốc thay nước, chuyển lươn về nhà cho vào hồ được trang bị các thiết bị hỗ trợ môi trường nước, nhiệt độ. Đến lúc xuất hàng bằng máy bay qua nước khác, số lươn này phải nằm tại sân bay nơi đến 15 ngày để chờ kiểm dịch.

Sau thời gian ấy, các đầu mối thu gom mới tới nhận hàng. Không chỉ đòi lươn sống, người mua nước ngoài còn đòi hỏi lươn phải đều màu, trọng lượng từ 200g trở lên mới mua. “Họ khó tính vậy nhưng họ rất quý nguồn hải sản của mình, miễn đảm bảo chất lượng thì bao nhiêu cũng mua. Mình rất tự hào vì nguồn hải sản của Việt Nam được ra thế giới và được coi trọng”, anh Ngộ nói.

Trong ba thị trường này, Hàn Quốc thu mua tới 50% số lươn đánh bắt được, Nhật Bản 30% và Đài Loan (Trung Quốc) 20%. Theo anh Ngộ, sắp tới đây, con tàu câu lươn thứ hai của anh đạp sóng ra Hoàng Sa, Trường Sa, chắc rằng sản lượng lươn thu về sẽ cung cấp thoải mái cho ba thị trường này và tiến tới sẽ "bay" sang nhiều nước khác.

Hiện tại, số ngư dân phục vụ tàu câu lươn của anh đã hơn 30 người, trong đó 26 ngư dân trên tàu và 8 người trên bờ, chưa kể cộng thêm gần 20 người dự bị. “Hai con tàu đầu tiên này tôi đóng bằng số tiền vay ngân hàng, với mức lãi suất 9%. Nếu được hỗ trợ vay vốn, tôi sẽ đóng thêm một con tàu nữa phục vụ việc tiếp tế và vận chuyển lươn”, anh Ngộ bày tỏ.

Theo Báo Tiền Phong
Đăng ngày 27/03/2017

Phương hướng hoạt động của Hiệp hội thủy sản năm 2024 - 2025

Hiệp hội xuất khẩu thủy sản sẽ tập trung vào các hoạt động chính sau để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024 và tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2025, bao gồm các phương hướng hoạt động như sau:

Hải sản
• 14:00 18/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 10:18 14/06/2024

Tình hình xuất khẩu của các Ngành hàng thủy sản 2023 - 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:02 13/06/2024

Tình hình xuất khẩu qua 5 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản
• 09:30 06/06/2024

Rối loạn cân bằng cho chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 10:35 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:35 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 10:35 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:35 26/06/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 10:35 26/06/2024
Some text some message..