Người nuôi cá chình, cá bống tượng… lại chờ giá

Bà con nông dân nuôi cá chình, cá bống tượng trong tỉnh vừa mới tìm lại niềm vui chưa lâu sau một khoảng thời gian dài giá cá chình và cá bống tượng tuột dốc thê thảm, thì nay một lần nữa đối mặt với tình trạng thua lỗ vì giá cá sụt giảm, thương lái ngưng thu mua do tác động từ tình hình dịch bệnh Covid-19.

Cá chình
Là một đối tượng nuôi kinh tế chủ lực của xã Tân Thành, nhưng hiện nay con cá chình lại nằm “chờ giá”.

Xã Tân Thành (TP. Cà Mau) được xem là “cái nôi” của nghề nuôi cá bống tượng và cá chình, có số hộ nuôi lớn nhất tỉnh. Hiện toàn xã có hơn 230 hộ nuôi cá chình và gần 1.000 hộ nuôi cá bống tượng, với tổng diện tích trên 243ha. Đây là những hộ có diện tích nuôi tương đối lớn và lớn. Bà Trịnh Thanh Thùy - Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết hầu như nhà nào cũng có từ 1 - 2 ao nuôi cá “để ống”.

Là người có hơn 35 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi cá chình và cá bống tượng, hiện đầu tư 15 ao nuôi cá chình và cá bống tượng với diện tích gần 2ha, ông Lê Ngọc Phé (Ấp 4) cũng lắc đầu ngao ngán trước tình hình hiện nay. Ông Phé cho biết, thông thường vào khoảng tháng 10 - 12 (âm lịch) hàng năm, nông dân bắt đầu lên hầm, thu hoạch cá. Đây cũng chính là thời điểm “vàng” để thả nuôi lại vụ mới. Đa phần các hộ sẽ thu hoạch trước Tết Nguyên đán để có tiền ăn tết. Nhưng do giá cá năm nay có phần giảm so với năm trước, nên có rất nhiều hộ trên địa bàn xã Tân Thành chọn cách trữ lại, chờ cá lên giá sau tết.

Được biết, hầu hết các thương lái thu mua cá rồi xuất sang thị trường Trung Quốc nên khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, thị trường Trung Quốc đóng băng, thương lái ngưng thu mua khiến giá cá sụt giảm mạnh. Nhiều hộ trữ lại đứng trước cảnh nuôi tiếp không được, mà bán cũng không xong.


Nhiều hộ trữ cá chờ giá lên bán sau tết đang đứng trước cảnh nuôi tiếp không được, mà bán cũng không xong.

Ông Phé tính: “Ước tính mỗi hầm sẽ thu từ 100 - 150 triệu đồng; 7 hầm cá của tôi khi thu hoạch, trừ hết chi phí, lãi khoảng 700 triệu đồng. Nhưng vì giá cá giảm nên chỉ thu về được hơn 300 triệu đồng. Lỗ tiền công”.

Ngụ cùng ấp, ông Hồng Thanh Tân còn 10 ao chưa thu hoạch. Ông không chọn phương án “bán tháo” mà trữ lại chờ cá tăng giá. Ông Phước chia sẻ: “Thời điểm trước tết, sợ cảnh bị thương lái ép giá nên tôi đợi qua tết chờ cá được giá, nhưng không ngờ dịch bệnh bùng phát, giờ đành nuôi tiếp chứ biết tính sao”.

Ghi nhận từ các hộ nuôi, giá cá bống tượng trước tết dao động từ 340 - 380 ngàn đồng/kg thì hiện nay chỉ còn 290 ngàn đồng/kg. Giá cá chình trước tết khoảng 420 - 500 ngàn đồng/kg, giờ chỉ còn khoảng 400 ngàn đồng/kg. Dù giá cá giảm sâu nhưng thương lái vẫn ngưng thu mua, vì không có thị trường tiêu thụ, nên giờ người dân muốn bán cũng không được, còn trữ lại nuôi tiếp thì phải đối mặt với thua lỗ. Ông Tân cho biết, giá cá mồi hiện nay khoảng 17.000 đồng/kg, với 10 hầm cá hiện nay của gia đình thì tốn lượng rất lớn thức ăn cho cá. Ngoài ra, người nuôi còn đối mặt với việc thương lái sẽ ép giá khi cá có kích cỡ lớn.


Niềm vui được giá chưa được bao lâu thì người nuôi cá chình, cá bống tượng phải đối mặt với thua lỗ khi ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc, vốn là thị trường tiêu thụ chính.

Cái khó nữa là hiện nay tình hình hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, lượng nước trong các ao nuôi cá đang dần cạn kiệt. Anh Phạm Hồng Phước, cán bộ khuyến nông xã, cho biết: “Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm 2016, nên có rất nhiều hộ chủ động nguồn nước, đào nhiều ao sâu để trữ nước. Vì đa phần các hộ nuôi xa nhà, nên không thể tận dụng nguồn nước từ giếng khoan mà phải đào 1 hoặc 2 ao thật sâu để trữ nước khi cần dùng. Ngoài ra, có những hộ tạo bóng mát bằng cách che nhiều lớp lá dừa trên mặt ao cho cá mát”.

Tuy nhiên, dù có kinh nghiệm từ trước, nhưng với tình hình hiện nay, lượng cá trong ao nuôi còn rất nhiều, mà nước càng bốc hơi nhanh, lượng nước trong ao sẽ giảm, dẫn đến tình trạng thiếu ôxy, rất nguy hiểm cho sự sinh trưởng của cá. Bà Trịnh Thanh Thùy cho biết: “Tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn xã. Chính quyền xã hiện nay ngoài nắm thông tin về diện tích nuôi thì cũng đang tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bà con”.

Báo ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 26/02/2020
THIÊN KIM
Kinh tế

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 23:33 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:33 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 23:33 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:33 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 23:33 05/11/2024
Some text some message..