Người nuôi cá ở sông Cái Vừng chủ động tái sản xuất

Sự cố cá chết hàng loạt ở sông Cái Vừng cách đây 3 tháng để lại nhiều thiệt hại và mất mát cho nông dân ở đây. Song, hiện nhiều hộ nuôi đang cố gắng vượt qua khó khăn, chủ động tái sản xuất, bắt đầu mùa vụ mới.

cá điêu hồng
Nông dân chủ động tái sản xuất sau sự cố cá chết

Sau sự cố cá chết hàng loạt hồi đầu tháng 2 năm nay ở sông Cái Vừng, phần lớn chủ bè cá ở sông Cái Vừng chuyển bè nuôi sang sông Tiền để tiếp tục nuôi cá. Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện có hơn 80% số bè nuôi được di chuyển đến những vùng khác để tái sản xuất. Số bè còn lại do nông dân không đủ khả năng tái sản xuất nên tạm ngưng thả nuôi.

Anh Phạm Văn Băng ngụ ấp Phú Hòa A, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự tâm sự: “Vụ vừa rồi là lần đầu tiên tôi nuôi cá lăng nha, còn không đầy 3 tháng là thu hoạch nhưng không ngờ sự cố ập tới, tôi và anh em ở đây trở tay không kịp. Ước tổng thiệt hại trên 600 triệu đồng, đây là một khoản mất mát không nhỏ đối với nông dân chúng tôi. Tuy nhiên, thay vì ngồi đó buồn rầu, tôi cùng một số anh em thăm dò vùng nuôi mới rồi bắt đầu chuyển bè nuôi sang sông Tiền. Hi vọng với môi trường nước ở sông Tiền, cá sẽ phát triển tốt hơn”. Ngoài tiếp tục thả nuôi ở các bè cá cũ, anh Băng còn vay ngân hàng khoảng 800 triệu đồng để đóng thêm 2 bè mới nuôi cá điêu hồng và cá he.

Cùng cảnh ngộ như anh Băng, anh Nguyễn Thanh Ngân ngụ ấp Phú Hòa A, xã Phú Thuận A chia sẻ: “Lần cá chết vừa qua, gia đình tôi bị thiệt hại gần 1 tỷ đồng, đây là cả gia sản. Nhưng giờ không nuôi cá thì biết làm gì nên gia đình tiếp tục vay ngân hàng 400 triệu đồng để tái sản xuất. Hiện tại gia đình tôi đang thả nuôi cá he, cá mè dinh, cá rô phi... Nhờ nước sông Tiền chảy mạnh nên cá ăn mồi nhiều và lớn rất nhanh”.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực thì nhiều nông dân ở đây cũng rất lo lắng khi chuyển bè cá sang sông Tiền để tái sản xuất. Bởi theo nông dân, nuôi bè cá bên sông Tiền chỉ phù hợp ở những tháng bình thường, đối với mùa mưa bão và mùa lũ thì dòng chảy trên sông Tiền khá mạnh, các bè cá sẽ đối mặt với nhiều rủi ro, nguy hiểm.

Sau sự cố cá chết bất thường ở sông Cái Vừng, ông Lê Hoàng Vũ - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, hiện tại ngành thủy sản đang tăng cường công tác kiểm tra, quan trắc và theo dõi nguồn nước trên các tuyến sông có nhiều lồng bè nuôi cá, để từ đó đưa ra những khuyến cáo kịp thời đối với nông dân khi nguồn nước có những thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Đồng thời, ngành cũng khuyến cáo người chăn nuôi nên đưa bè cá thả nuôi ở những vùng sông cách xa các khu vực cụm công nghiệp và nằm trong vùng quy hoạch. Đối với những vùng sông bồi lắng, nước chảy chậm, nông dân cần chọn nuôi những giống cá phù hợp, thả nuôi với mật độ vừa phải để cá phát triển tốt nhất.

Báo Đồng Tháp, 27/05/2016
Đăng ngày 28/05/2016
Minh Nhật
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 13:24 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 13:24 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 13:24 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 13:24 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 13:24 22/11/2024
Some text some message..