Người nuôi cá Quảng Trị khó khăn vì dịch bệnh rớt giá

Khoảng 3 năm trở lại đây, hầu hết các hộ dân nuôi cá nước ngọt ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng đều rơi vào tình cảnh khó khăn vì cá nuôi bị chết do dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân và rớt giá. Tình trạng này đã khiến các hộ dân lo lắng, nhiều hộ giờ đây chỉ nuôi cầm chừng, trong khi một số hộ khác loay hoay chưa biết tiếp tục duy trì nghề nuôi cá hay chuyển hướng làm ăn khác.

Người nuôi cá Quảng Trị khó khăn vì dịch bệnh rớt giá
Nghề nuôi cá nước ngọt ở xã Hải Phú đang gặp nhiều khó khăn

Ông Trần Quang Hữu ở thôn Long Hưng theo nghề nuôi cá đã 13 năm nay. Gia đình ông có diện tích mặt nước nuôi cá 0,5 ha, nuôi chủ yếu cá rô phi và một ít các loại cá như trắm cỏ, mè, chép… Dẫn chúng tôi tham quan khu hồ nuôi của mình, ông Hữu nói: “Bắt đầu từ năm 2015 đến nay đột nhiên cá nuôi gần đến thời điểm thu hoạch của gia đình tôi chết nổi trắng hồ. Cá liên tục chết trong năm 2015, 2016, 2017 và hầu hết các hộ dân trong làng, trong xã đều xảy ra tình trạng cá chết tương tự. Như năm 2017 vừa qua, hồ tôi nuôi đến 4.500 con nhưng chết đồng loạt, lúc vét hồ thu lại được có 500 con. Số cá thu được cũng còi cọc bán chẳng ai mua. Cá rô phi dễ sống là thế mà cũng chết đồng loạt như vậy nên tôi và người nuôi cá ở địa phương rất hoang mang. Tạm tính, vụ nuôi năm 2017 gia đình tôi lỗ mất 10 triệu đồng tiền giống, thức ăn còn công cán chưa tính”. Theo ông Hữu, trước khi chết cá có hiện tượng lờ đờ nổi lên mặt nước, lúc vớt cá chết lên thấy hậu môn xuất huyết. Trước tình trạng cá chết kéo dài, ông Hữu cho biết cán bộ nông nghiệp huyện có về lấy mẫu nhưng vẫn chưa xác định được cá chết do nguyên nhân gì. Nghĩ rằng có thể cá chết do phân thải từ dãy chuồng lợn phía trên hồ lâu ngày tích tụ lại, đầu năm nay ông Hữu đã nạo vét hồ, dùng vôi xử lý, sau đó phơi 2 tháng mới bắt đầu nuôi lại. “Vụ này tôi chỉ nuôi khoảng 700-800 con để thăm dò xem tình hình thế nào. Nếu tình trạng cá chết tái diễn thì tôi cũng chẳng biết phải xoay qua nghề gì để sinh sống. Bởi lâu nay nghề nuôi cá là thu nhập chính cho gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác tại địa phương”, ông Hữu chia sẻ.

Ngoài tình trạng cá nuôi bị chết trong 3 năm qua thì qua tìm hiểu được biết, giá cá nuôi thời gian qua giảm sâu cũng khiến người nuôi cá tại địa phương hết sức khó khăn. Theo nhiều người dân địa phương cho biết, nguyên nhân là do gần đây trên internet có thông tin ăn cá rô phi không có lợi cho sức khỏe. “Cá nuôi chết hàng loạt đã đành, số cá ít ỏi thu được cũng bán chẳng được bao nhiêu vì thông tin thất thiệt càng đẩy người nuôi cá chúng tôi vào tình cảnh điêu đứng. Người nuôi cá chúng tôi cần có câu trả lời chính xác nguyên nhân cá chết do đâu từ cơ quan chức năng để có hướng làm ăn mới”, ông Hữu nêu nguyện vọng. Người dân địa phương cho biết, giá cá rô phi hiện nay bán tại chỗ chỉ khoảng 14-15.000 đồng/kg; cá trắm 45-50.000 đồng/kg; cá mè 20.000 đồng/kg; cá chép 35-40.000 đồng/kg. Nhìn chung giá các loại cá đều giảm nhiều so với những năm trước, trong đó cá rô phi rớt giá mạnh nhất, chỉ còn lại khoảng phân nửa.

Cá chết, rớt giá khiến nhiều hộ dân ở xã Hải Phú giờ đây chỉ nuôi cầm chừng để duy trì nghề và thăm dò dịch bệnh. Một số hộ khác lại chuyển qua mô hình nuôi cá kết hợp trồng sen. “Do lo ngại có thể cá chết do phân thải từ dãy chuồng lợn lâu ngày tích tụ khí mê tan nên vụ này tôi chuyển toàn bộ diện tích 0,4 ha mặt nước qua nuôi cá- sen kết hợp. Giờ thì cá - sen đang phát triển bình thường chứ không biết thời gian tới thế nào. Hi vọng mọi việc thuận lợi để chúng tôi còn duy trì nghề nuôi cá truyền thống cũng như có sinh kế để ổn định cuộc sống”, ông Nguyễn Chiếu, thôn Long Hưng giải bày.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Phú Văn Viết Kỳ, toàn xã hiện có tổng diện tích nuôi cá nước ngọt khoảng 43 ha với khoảng 190 hộ tham gia nuôi cá. Vừa mở điện thoại cho chúng tôi xem những bức ảnh cá chết anh chụp được năm trước, anh Kỳ cho biết: “Nếu cơ quan chức năng không xác định được nguyên nhân cá chết chính xác thì người dân sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tới. Nghề nuôi cá nước ngọt tại địa phương đã có từ hơn 30 năm nay, cũng là nghề thu nhập chính cho hàng trăm hộ dân. Vì vậy nếu nghề nuôi cá tiếp tục gặp khó khăn như hiện tại thì sẽ có nguy cơ khiến nhiều hộ bỏ nghề”.

Báo Quảng Trị
Đăng ngày 10/08/2018
Đức Việt
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Quy hoạch cả nước có 36 cảng biển

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển
• 15:55 20/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 15:55 20/01/2025

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 15:55 20/01/2025

Các giống tôm/cá chịu nhiệt, chịu mặn cao: Lựa chọn bền vững cho nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của các loài thủy sản, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng phổ biến.

Khô hạn
• 15:55 20/01/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 15:55 20/01/2025
Some text some message..