Người nuôi cá sấu lao đao

Từng giúp nhiều hộ vươn lên khá, giàu nhưng đến thời điểm này, con cá sấu cũng đang chịu cảnh rớt giá như các mặt hàng nông thủy sản khác ở miền Tây.

dan ca sau
Ông Thái Vinh Thai bên đàn cá sấu chờ đầu ra - Ảnh: Đặng Ngọc

Bí đầu ra

Hơn 10 năm nay, phong trào nuôi cá sấu đã phát triển khá rầm rộ ở một số tỉnh ĐBSCL. Theo số liệu thống kê, tổng đàn cá sấu nuôi tại 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Long An từ năm 2011 đến nay khoảng 72.000 con, riêng tại Bạc Liêu lên đến 320.000 con.

Ông Lượm, một người nuôi cá sấu ở xã Khánh An (H.An Phú, An Giang), cho biết vào thời điểm mới nuôi, giá cá sấu có lúc lên xuống, nhưng chưa bao giờ ông bị lỗ. Tuy nhiên, từ đầu năm 2012 đến nay, giá cả biến động cộng với tình trạng cá bệnh khiến ông và nhiều hộ khác lâm vào cảnh khó khăn. Ông Thái Vinh Thai, chủ trang trại trăn - cá sấu Hồng Quang (thị trấn Tri Tôn, H.Tri Tôn, An Giang) nhớ lại cách đây 2 - 3 năm, tình hình nuôi cá sấu rất khả quan, nhiều hộ đã đổi đời nhờ con cá sấu. Thời điểm đó, cá sấu thương phẩm được xuất mạnh qua Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch, vì người dân ở đây thích ăn thịt cá sấu còn nguyên da. Tuy nhiên, do đầu ra phần lớn phụ thuộc vào Trung Quốc, nên khi thị trường này không “ăn hàng” nữa, thì cá sấu thịt tuột giá nhanh chóng. Thêm vào đó, người dân chủ yếu nuôi tự phát, nhỏ lẻ, trong khi nguồn vốn đầu tư quá cao, giá thức ăn tăng nhanh, nên không ít người phải chịu cảnh lỗ nặng. Chỉ có những hộ chuyên nuôi cá sấu lấy da xuất khẩu hoặc hợp đồng cung ứng da nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến dây nịt, bóp… thì còn trụ được.

Hầu hết các chủ trang trại vừa và nhỏ đều lắc đầu ngao ngán vì không đủ sức cạnh tranh do bị thương lái ép giá. Có người phải rao bán nguyên chuồng, có người vẫn nuôi cầm chừng với hy vọng thị trường Trung Quốc sẽ hút hàng trở lại. Theo ông Thai, hiện các thương lái Trung Quốc đến mua cá sấu của cơ sở ông khoảng vài lần trong năm. Chỉ khi nào cá sấu thịt tìm được đầu ra ổn định thì người nuôi mới có cơ hội làm giàu.

Cá sấu thịt giá giảm đến 25% nhưng ít người mua - Ảnh: Đặng Ngọc
Cá sấu thịt giá giảm đến 25% nhưng ít người mua - Ảnh: Đặng Ngọc

Giá giảm mạnh

Hiện nay, nhiều người nuôi cá sấu chuyển qua bán con giống, nhưng khi cá sấu thương phẩm không tiêu thụ được thì con giống cũng dư thừa. Ông Ngô Văn Đẩu, một nông dân nuôi cá sấu giống ở H.Cao Lãnh (Đồng Tháp), cho biết 2 năm trước, giá cá sấu con dao động từ 270.000 - 300.000 đồng/con, nay giảm còn 30.000 - 40.000 đồng/con. Tuy giá giảm mạnh nhưng sức tiêu thụ rất chậm, chỉ bằng phân nửa so với các năm trước. Đối với cá sấu thương phẩm, người nuôi phải mất 2 năm cá mới đạt trọng lượng 10 kg/con, nhưng chỉ bán với giá từ 120.000 - 180.000 đồng/kg, giảm 25% so với trước.

Có một điều làm nhiều người thắc mắc là thịt cá sấu rất bổ dưỡng, hàm lượng prôtein khá cao, tốt cho sức khỏe, nhưng người dân miền Tây lại không thích ăn, có người còn kiêng cử. Vì thế, sau khi lột lấy da, thịt cá sấu rất khó tiêu thụ. Ông Nguyễn Văn Tiếp, chủ một doanh nghiệp tư nhân chuyên chăn nuôi, mua bán, chế biến trăn - cá sấu gần chợ Khánh An (H.An Phú, An Giang), cho biết cơ sở ông có ngày lột da từ 1 - 1,5 tấn cá sấu, hầu hết thịt và đồ lòng phải đem bán cho các hộ làm thức ăn cho cá trê và cá lóc với giá rẻ như bèo, từ 4.500 - 15.000 đồng/kg.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 15/09/2013
Đặng Ngọc - Hoài Phương
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 01:14 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 01:14 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 01:14 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 01:14 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:14 26/12/2024
Some text some message..