Người nuôi cá tra điêu đứng - Kỳ 2: Đổi mới để sống còn

Nếu tiếp tục cung cách làm ăn tự phá giá lẫn nhau, nguy cơ con cá tra chết chìm sẽ không còn xa nữa.

Chế biến cá tra
Chế biến cá tra tại một doanh nghiệp - Ảnh: Quang Thuần

Tự ta hại mình

Mười năm qua, cá tra đã phát triển, xuất khẩu (XK) đến 142 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng nuôi tăng gấp 50 lần, vượt ngưỡng 1 triệu tấn mỗi năm, giá trị XK tăng gấp 65 lần, đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước. Mặt khác, dù chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ (khoảng 6.000 ha mặt nước, bằng 1% diện tích nuôi tôm) nhưng nuôi cá tra lại có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo việc làm cho hàng chục vạn công nhân, nông ngư dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở vùng nông thôn ĐBSCL. Đến nay, cá tra VN vẫn là hàng "độc quyền" trên trường quốc tế. Về nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải được bán với giá cao và có quyền quyết định về giá. Song, thực tế giá cá tra XK ngày càng giảm, khiến người nuôi thua lỗ.Năm 1997 - 1998, giá cá tra XK bình quân 4,93 USD/kg. Sau hơn 12 năm, các doanh nghiệp (DN) VN chào bán cá tra Mỹ tại Mỹ chỉ từ 1,8 - 2,5 USD/kg. Trong khi đó, giá thức ăn, nhân công, thuốc thú y... ngày càng tăng.

Lượng cá tra sang Mỹ tăng đột biến như trên là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá cá tra XK sang Mỹ vừa tăng lên một chút lại nhanh chóng giảm mạnh xuống. Sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ VN cao gấp 25 - 45 lần so với trước, chỉ còn 9 DN có khả năng tiếp tục XK, nhưng lượng cá tra bán vào thị trường này vẫn tiếp tục tăng mạnh. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết: “Trước đây, mỗi tháng trung bình có 8 triệu tấn cá tra từ VN sang Mỹ. Nhưng chỉ trong tháng 6 vừa rồi, con số đó nhảy vọt lên tới 13 triệu tấn”.

Doanh nghiệp cần đoàn kết lại

Trước tình hình đó, VASEP và 9 DN có mức thuế XK cá tra sang Mỹ thấp đã cùng ngồi lại với nhau. 9 DN này đã thống nhất và cùng ký một thỏa thuận dân sự với nội dung chính là ngay từ tháng 7 sẽ cắt giảm mạnh lượng cá tra đưa sang Mỹ. Theo đó, từ mức 13 triệu tấn trong tháng 6, sẽ giảm xuống còn 5,5 triệu tấn/tháng, tức là thấp hơn cả mức bình quân 8 triệu tấn/tháng trước đây. VASEP là tổ chức chứng nhận thỏa thuận dân sự của 9 DN này và thông báo cho hải quan. Căn cứ vào thỏa thuận trên, ngay từ đầu tháng, hải quan sẽ thống kê lượng cá tra XK sang Mỹ của từng DN và tiến hành trừ lùi. Khi nào DN đó đã xuất đủ lượng được phân chia theo cam kết, hải quan sẽ thông báo cho VASEP và 9 DN. Động thái này là nhằm để cho các DN tự giác thực hiện đúng cam kết về lượng cá tra XK hằng tháng sang Mỹ, không cố tình xuất nhiều hơn mức đã thống nhất với nhau.

Với thị trường EU, VASEP đang bắt đầu tiếp cận một hướng đi khác cho con cá tra. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, thay vì để các DN mạnh ai nấy XK cá tra vào EU như hiện nay, VASEP đang nghiên cứu một phương án tập hợp nhiều DN XK cá tra lại với nhau, cùng thành lập một công ty chuyên đảm nhận việc XK cá tra sang EU cho tất cả các DN này... Ông Dũng phân tích, trước hết, các DN sẽ giảm được nhiều chi phí, giảm được nhiều khâu trung gian. Bởi trước đây, mỗi DN tự xuất, do lượng hàng không nhiều nên chi phí vận chuyển cao. Nếu theo phương án này, khi sản phẩm cá tra của các DN đều được tập trung về một công ty, qua đó sẽ tạo ra một lượng hàng hóa lớn. Khi ấy, công ty đó có thể thuê hẳn một tàu lớn chở thẳng hàng XK nên giảm được nhiều chi phí vận chuyển. Việc bán cá tra qua sàn đấu giá điện tử ở cảng Zeebrugge (Bỉ) cũng sẽ loại bỏ được nhiều khâu trung gian khi được mua trực tiếp bởi các hệ thống siêu thị, các nhà bán lẻ. Cách làm này còn loại bỏ tình trạng mất giá cá tra ở thị trường EU do các DN tự chào, tự bán, tự phá giá nhau như lâu nay... Theo ông Dũng, điều quan trọng nhất là các DN cá tra có nhận ra lợi ích lớn cho cả ngành hàng của cách bán hàng rất mới này và cùng thống nhất tham gia hay không?

Chuỗi cung ứng cá bền vững

VASEP cho biết đầu tháng 8.2013 sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước như: Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam và Áo (WWF VN và WWF AT)... bắt đầu tổ chức khởi động triển khai dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” từ 2013 - 2017, với tổng kinh phí khoảng 2,37 triệu euro (tương đương hơn 64 tỉ đồng). Dự án tập trung vào các hoạt động chính như thiết lập các mô hình trang trại kiểu mẫu và trung tâm đào tạo, hỗ trợ phát triển khung lập pháp, hỗ trợ cấp chứng chỉ ASC cho các DN, đào tạo và thực hiện sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch hơn... Dự án sẽ hỗ trợ cho khoảng 200 công ty/nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, 1.000 trại sản xuất giống, 750 cơ sở/đơn vị sản xuất nhỏ và độc lập, 150 cơ sở nuôi cá vừa và lớn, 100 DN chế biến cá tra lớn tại VN. Bên cạnh đó, việc đào tạo cải tiến thương hiệu, thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản dựa trên chuỗi hành trình sản phẩm đạt tiêu chuẩn ASC và tiêu chuẩn Global GAP... cũng sẽ được tiến hành.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 23/07/2013
quang thuần
Kinh tế

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 23:44 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 23:44 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 23:44 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 23:44 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 23:44 27/01/2025
Some text some message..