Người nuôi cá tra lãi cao

Nhiều tháng qua, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục tăng trong bối cảnh nguồn cung yếu nên người nuôi vô cùng phấn khởi.

Người nuôi cá tra lãi cao
Nuôi cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: Internet

Tại An Giang, hiện nay thương lái đến tận ao thu mua cá tra trong size (trọng lượng 0,8 - 0,9 kg/con, thịt trắng) với giá từ 26.000 - 27.500 đồng/kg, tăng 500 - 1.000 đồng/kg so với tháng trước. Còn tại Cần Thơ và Vĩnh Long, giá cá tra thịt trắng trong size bình quân 28.000 đồng/kg, tăng từ 1.000 - 1.500 đồng/kg.

Ông L.V.S (ngụ P.Thới An, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) cho biết từ đầu năm giá cá tra đã bắt đầu tăng và kéo dài liên tục đến nay. So với mức giá giảm sát đáy hồi đầu năm 2016 (chỉ từ 17.000 - 18.000 đồng/kg) thì giá cá tra năm nay đã tăng lên 21.000 đồng/kg và hiện đạt mức đỉnh điểm 28.000 đồng/kg. “Với diện tích thả nuôi gần 3 ha, thu hoạch 1,5 tấn/vụ, được giá bán như hiện nay, sau khi trừ chi phí tôi lãi khoảng 7.000 đồng/kg, tổng lợi nhuận trên 10 tỉ đồng”, ông S. nói.

Cũng theo ông S., giá cá tra tăng liên tục do đáp ứng được những tiêu chí nghiêm ngặt từ những thị trường nhập khẩu khó tính, do đó việc xuất khẩu khởi sắc, cá tra được thu mua với số lượng lớn. Bên cạnh đó, do cá tra là loại thủy sản cần vốn đầu tư rất lớn so với các sản phẩm nông nghiệp khác, sau nhiều năm cá mất giá khiến nhiều người nuôi liên tục thua lỗ. Từ đó, người nuôi đã có phần chán nản, dè dặt trong việc thả nuôi tiếp tục vì lo sợ thua lỗ tái diễn, nên không tiếp tục đầu tư. Nhiều người chuyển hướng sang những mô hình nuôi trồng các loại thủy sản khác để có lợi nhuận. Chính vì vậy, sản lượng cá tra nguyên liệu năm nay giảm mạnh, nguồn cung không đủ cầu.

Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra nhận định, nguyên nhân giá cá tra tăng mạnh trong thời gian qua là nhờ nhu cầu thu mua nguyên liệu để chế biến xuất khẩu phục vụ các đơn hàng cuối năm, trong khi nguồn cung hạn chế. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), diện tích nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL trong 10 tháng qua đạt hơn 5.400 ha, giảm 0,3% so cùng kỳ năm 2016; sản lượng thu hoạch tăng trưởng khá, đạt hơn 1,1 triệu tấn. Các địa phương có diện tích và sản lượng cá tra lớn là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ...

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 10/11/2017
Đặng Ngọc - Duy Tân
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 00:24 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:24 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 00:24 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 00:24 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 00:24 21/12/2024
Some text some message..