Người nuôi chia sẻ bí quyết nhận biết tôm bơm tạp chất

Tốt nghiệp ĐH Thủy sản Nha Trang năm 2009, anh Dương Đình Nam đã có kinh nghiệm 7 năm trong việc nuôi tôm và làm “lái tôm” ở Cà Mau. Dân Việt xin được chia sẻ bài viết của anh Nam về bí quyết giúp các bà nội trợ chọn được những con tôm thực sự sạch cho mâm cơm gia đình

Tôm bơm tạp chất
Tôm bơm tạp chất. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

Đặc điểm "nhận dạng" tôm bơm tạp chất

Nhằm kiếm thêm lợi nhuận, nhiều người bán đã bơm tạp chất vào cho tôm với mục đích tăng cân nặng của tôm. Những tạp chất đơn giản hiện nay họ thường dùng là:

- Algar (sương sa, sương sáo): Loại này được sử dụng khá phổ biến, dễ nhận biết.

- Thịt tôm: họ xay thịt tôm nhỏ bơm vào tôm lớn vì tôm lớn giá cao hơn tôm nhỏ gấp nhiều lần. Cái này có gọi là tạp chất hay không thì chưa rõ vì đều là thịt tôm hết.

- Nước tinh khiết (nước sạch): Cách này chỉ dùng khi bán tôm tươi tại chỗ vì tôm khi ướp đá thì sau 18-24 giờ tôm hút nước khoảng 5-10% trọng lượng. Cho nên khi mới đánh bắt lên thì để có lời nhiều người bán đã bơm nước vào tôm. Việc bơm nước tinh khiết về cơ bản khó phát hiện, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người tiêu dùng, tuy nhiên về góc độ kinh tế thì sẽ gây thiệt hại cho người mua.

Bằng mắt thường, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết con tôm đã bị tiêm tạp chất. Cụ thể:

- Thân tôm tiêm tạp chất mập tròn bất thường.

- Đầu tôm phù lên

- Các đốt căng khó co giãn

- Đuôi xòe không gập lại được

- Gai nhọn ở đuôi thì vênh lên không cụp xuống như bình thường.

Phân biệt tôm sú  tự nhiên và tôm sú nuôi công nghiệp

Với cùng một kích thước, tôm nuôi công nghiệp luôn nhẹ hơn tôm nuôi tự nhiên (hay nói một cách dễ hiểu, tôm tự nhiên chắc hơn tôm nuôi công nghiệp).  Tôm nuôi công nghiệp thường chỉ nặng bằng 80% tôm tự nhiên. Ví dụ, 10 con tôm nuôi công nghiệp sẽ có cân nặng bằng 8 tôm tự nhiên cùng kích cỡ.

tom tu nhien
Tôm nuôi tự nhiên có màu đậm, chắc. N.D

Về màu sắc, tôm tự nhiên thường có màu đậm, nhiều rằng ri. Tôm nuôi công nghiệp nhạt màu hơn, trắng ngà và có ít rằng ri hơn.

Vỏ tôm tự nhiên cứng và ráp thô còn tôm nuôi công nghiệp mềm hơn.

Sau khi chế biến, vỏ tôm sú tự nhiên có màu rất đỏ, thịt dai, thơm và ngọt. Tôm nuôi công nghiệp có màu đỏ pha trắng, thịt hơi bở và bột.

Điểm đặc biệt các bà nội trợ cần lưu ý nữa là, tuyến gan tụy, vị trí nằm ở trên đầu tôm tự nhiên sẽ có màu xanh, đỏ hoặc đen do chúng ăn tảo, phiêu sinh… nhưng tôm nuôi công nghiệp thì chỉ có màu đen do ăn thức ăn công nghiệp.

Coi chừng bị trộn hàng tôm thẻ và tôm đất (tôm rảo)

Trộn hàng thường xảy ra giữa tôm thẻ chân trắng và tôm đất (còn gọi là tép bạc hay tôm rảo). Tại sao họ lại trộn hàng? Vì chúng giống nhau đến 70%.  Và giá cùng size thì tôm thẻ rẻ hơn 50% so với tôm đất. và tôm thẻ thì số lượng dễ mua còn tôm đất thì khó hơn nhiều.

tom rao
Tôm đất hay còn gọi là tôm rảo, tép bạc. N.D

Cũng không quá khó để phân biệt hai loại tôm này, tôm thẻ chân trắng có chân trắng, thân dẹp, vỏ trắng trơn, râu ngắn và trắng. Tôm đất thì chân đỏ, thân tròn, vỏ đỏ hơn, sần sùi và có nhiều chấm, râu dài đỏ.

* Ảnh đại diện: Một chủ cơ sở tiêm tạp chất vào tôm. Nguồn: Kinh tế nông thôn

Báo Dân Việt, 08/04/2016
Đăng ngày 08/04/2016
Dương Đình Nam
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 23:43 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 23:43 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 23:43 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 23:43 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:43 25/12/2024
Some text some message..