Người nuôi đã thận trọng và giảm số lượng giống thả bởi giá thấp do những tác động của việc sử dụng ethoxyquin, một chất kháng sinh đang gây nhiều tranh cãi trong nuôi tôm cũng như là các quy định khắc khe để có được giấy chứng nhận về kiểm tra trước thu hoạch (Pre-harvest Test Certificate - PHTC) từ Cơ quan phát triển và xuất khẩu thủy sản (Marine Products Export Development Authority- MPEDA).
Prava Ranajan Patnaik, giám đốc điều hành của công ty dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản Falcon Marine Exports Ltd. cho rằng chỉ 60 triệu tôm giống đã được thả trong các trang trại nuôi tôm trên bang Odisha trước tháng 3 năm nay so với con số 200 triệu ở cùng thời điểm năm ngoái. Điều này sẽ có thể làm giảm 30% sản lượng tôm so với con số 8.000 tấn trong năm ngoái.
Patnaik còn cho rằng sự giảm sút này có một phần lỗi của việc thực thi những tiêu chuẩn khắc khe của hệ thống chứng nhận kiểm tra trước thu hoạch (PHTC), theo một báo cáo của tờ Business Standard.
Trong số 16.000 hecta sử dụng cho nuôi trồng thủy sản trong bang Odisha chỉ có 4.327 hecta thuộc về các trang trại có đăng ký. Có 70% nông dân không đăng ký với Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản (Aquaculture Authority), con số nông dân đã đăng ký là 4.651 người.
Theo báo cáo của Hội đồng Thanh tra về xuất khẩu (The Export Inspection Concil) thì tất cả các cơ sở thu mua hay chế biến các sản phẩm thủy sản đều phải có giấy chứng nhận về kiểm tra trước thu hoạch (PHTC) từ Cơ quan phát triển và xuất khẩu thủy sản (MPEDA) sau khi các sản phẩm thủy sản của họ trải qua các kiểm tra bắt buộc trước khi thu hoạch. Điều này tiến hành để đảm bảo rằng tôm được thu hoạch từ ao nuôi khỏe mạnh và không tồn tại dư lượng kháng sinh độc hại như nitrofuran và chloramphenicol.
Thậm chí khi Nhật Bản bắt đầu cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ do tìm thấy hàm lượng ethoxyquin vượt mức trong tôm ủy thác từ Ấn Độ, người nông dân đã lên tiếng về việc họ đã phải chịu quá nhiều mất mát và vì vậy họ không muốn phát triển và gia tăng số lượng đàn tôm nuôi của họ.
Nhật Bản đã tiến hành các kiểm tra ethoxyquin trên tôm ủy thác từ Ấn Độ sử dụng mức tiêu chuẩn 10 phần tỷ (0.01 ppm hay 10 ppb). Dựa trên yêu cầu của Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (SEAI), Bộ Thương Mại đã gửi 1 đoàn đại biểu gồm 3 người đến Ấn Độ dẫn đầu bởi chủ tịch Cơ quan phát triển và xuất khẩu thủy sản (MPEDA) Leena Nair và giám đốc hội đồng thanh tra về xuất khẩu S K Saxena với hy vọng giải quyết những vấn đề trên và tăng giá trị thương mại song phương giữa 2 nước.
Manoranjan Panda, Phó chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm bang Odisha cho biết: "Việc Nhật Bản hạn chế nhập tôm đã dẫn đến sự biến động không tốt về giá" và G Mohanty, chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (SEAI) tại khu vực Odisha đã lên tiếng bày tỏ mối quan tâm và hy vọng tình hình này sẽ được cải thiện.