Người nuôi tôm đang lãng phí 107 triệu đồng mỗi năm

Từ kết quả “Khảo sát thực trạng nuôi tôm công nghệ số năm 2021” cho thấy người nuôi đang thất thoát 107.416.500đ mỗi năm cho những công việc vẫn được xem là không tiêu tốn chi phí.

ao nuôi tôm
Người nuôi tôm đang thất thoát số tiền lớn mỗi năm.

Những lãng phí này bao gồm chi phí nhân công và thói quen sử dụng máy móc thiết bị. Để làm rõ chi tiết những lãng phí này, Tép Bạc dựa trên quả của khảo sát và tính toán theo mô hình nuôi tôm thẻ phổ biến hiện nay.

Mô hình vụ nuôi giả định:

- Chi phí đầu tư: 200.000.000đ/vụ nuôi

- Mật độ: 100 – 150con/m2 

- Thời gian nuôi: 90 ngày/vụ

- Diện tích từ 1.000 - 1.500 m2

- Thời gian nuôi: 90 ngày.

- Lương nhân công: 5.000.000 đ/tháng (làm việc 5 ngày/tuần).

Nhiều kẽ hở gây lãng phí nhân công

Chi phí thuê nhân công thường chỉ được lưu ý ở khu nuôi quy mô lớn, tuy nhiên người nuôi tôm nhỏ lẻ cần hiểu đúng là khi lấy công làm lời thì đã mất đi lợi ích khi không dành thời gian cho việc khác. Vì vậy, chi phí nhân công cần được tính toán dù nuôi ở quy mô lớn hay nhỏ.

Chi phí nhân công đang bị lãng phí gồm công đo môi trường, công đi bật tắt thiết bị, công ghi chép tính toán quản lý. Cụ thể:

Công đo môi trường: Để theo dõi chất lượng nước thì cần đo 2 lần mỗi ngày, mỗi lần đo khoảng 1 giờ. Vậy mỗi ngày phải dành thời gian 2 giờ đi đo nước ao.

Công đi bật tắt thiết bị: Với những thiết bị như quạt, máy sục oxy, máy cho ăn tự động… cần ra ao bật tắt trung bình 8 lần/ngày, mỗi lần 20 phút thì mỗi ngày phải tiêu tốn 160 phút (2,67 giờ)

Công ghi chép tính toán quản lý: Trung bình mỗi ngày, người nuôi phải dành 1,5 giờ để ghi nhật ký nuôi tôm, ghi chép sổ sách, quản lý ao nuôi, tính toán thu chi… bằng cách dùng giấy viết, ghi trên bảng hoặc excel trên máy tính.

chòi canh tôm
Việc ghi chép tính toán thủ công là một kẽ hở gây lãng phí nhân công.

Với 3 công việc thường nhật trên, suốt vụ 90 ngày người nuôi phải dành thời gian là 6,17 x 90 = 555,3 giờ. Tính theo lương cho kỹ thuật nuôi hiện nay thì số tiền phải chi trả cho 1 giờ làm việc là 31.250đ. Như vậy, tổng số tiền phải chi cho các việc này mỗi vụ là:

31.250 x 555,3 = 17.353.125đ

Tiêu tốn do sử dụng thiết bị nuôi không tối ưu

Lượng điện lãng phí không cần thiết

Hiện tại, trong nuôi tôm thường bật, tắt máy sục khí, quạt ao tôm theo giờ cố định trong ngày. Những ngày trời nắng tốt, dù bật hay tắt quạt thì oxy vẫn luôn duy trì ở mức 5.5-6mg/lít từ lúc 12:00 - 4:00 giờ chiều (kết quả từ máy đo DO liên tục).

Do đó, có một lượng điện lãng phí thiết bị tạo oxy vẫn chạy mà lượng oxy đã ở mức dư thừa với nhu cầu của tôm. Theo cách này, mỗi ngày để lãng phí 12kWh, mỗi vụ nuôi lãng phí 12 x 90 = 1.080 kWh với giá điện trung bình 2.000đ/kWh phải chi trả cho mỗi vụ:

2.000 x 1.080 = 2.160.000đ

Kit test kiểm tra môi trường

Các bộ kit test kiểm tra chỉ số pH, DO, oxy… cũng là khoảng tiêu tốn lớn. Tính toán đối với test pH được dùng nhiều nhất, mỗi ngày đo 2 lần, mỗi vụ phải đo 180 lần. Giá mỗi bộ trung bình 130.000đ, sử dụng khoảng 80 lần, mỗi lần sử dụng có giá 1.625đ. Vậy chi phí bỏ ra một vụ nuôi là:

1.625 x 180 = 292.500đ

test pH
Kit test tưởng rẻ nhưng không hề rẻ.

Chi phí rủi ro trong nuôi tôm quá cao

Mỗi vụ nuôi tôm phải đối mặt với tỷ lệ nuôi thất bại khoảng 40%, bao gồm những rủi ro con giống, dịch bệnh, thời tiết, nguồn nước, giá cả,… Trong đó, rủi ro do yếu tố không phát hiện kịp thời môi trường nước nuôi chiếm tỷ lệ 20%.

Như vậy, chỉ riêng việc kiểm soát tốt các yếu tố về môi trường, đối với một vụ nuôi được đầu tư 200.000.000đ, người nuôi sẽ giảm được chi phí rủi ro:

200.000.000 x 0,4 x 0,2 = 16.000.000đ

Tổng kết, một năm người nuôi thất thoát hơn trăm triệu đồng

Từ những tính toán, có thể thấy đối với vụ nuôi 90 ngày, số tiền bị thất thoát như sau:

#Hạng mục
Cách tính
Số tiền/vụ
1Lãng phí nhân công
Số tiền mỗi giờ làm x Số giờ mỗi tháng 
17.353.125
2Lãng phí điện
Giá 1kWh điện x Số điện mỗi tháng
2.160.000
3Lãng phí kit test
Giá mỗi lần đo x Số lần đo mỗi tháng
292.500
4Chi phí rủi ro
Tổng rủi ro 40%, khả năng kiểm soát 20%
16.000.000
Tổng35.805.500

Như vậy, một năm nuôi 3 vụ tôm đã lãng phí:

- Tiền bạc: 35.796.250 x 3 = 107.416.500đ

- Thời gian: 6.17 x 90 x 3 = 1666 giờ.

Đây thật sự là một con số khổng lồ khiến mọi người nuôi tôm phải thảng thốt suy nghĩ: Làm sao để tiết kiệm chi phí này?

Giải pháp giúp giảm lãng phí trong nuôi tôm

Công nghệ số và tự động hóa trong nuôi tôm hiện nay thường được nhắc đến như một mô hình mới khó tiếp cận và gắn liền với số tiền đầu lớn. Thực chất, mô hình tự động hóa trong nuôi tôm là dùng các thiết bị thông minh để quản lý ao nuôi, có thể hẹn giờ bật tắt thiết bị trong ao, ghi nhật ký đơn giản nhanh gọn, đo chỉ số môi trường tự động liên tục, cảnh báo các biến động môi trường để kịp thời xử lý,…. 

 tự động hóa nuôi tôm
Công nghệ số và tự động hóa là giải pháp giúp giảm lãng phí trong nuôi tôm.

Hiện nay, việc công nghệ hóa nuôi tôm đã đơn giản, dễ dàng và có chi phí đầu tư phù hợp với hầu hết quy mô sản xuất. Dựa trên giá một bộ thiết bị tự động hóa đầy đủ của Tepbac có giá 43.000.000đ với tuổi thọ tối thiểu 2 năm thì chỉ cần đầu tư 21.500.000đ mỗi năm.

Như vậy, việc sử dụng công nghệ số và tự động hóa để giảm chi phí nuôi tôm là giải pháp thiết thực về mặt kinh tế, có thể giúp người nuôi tiết kiệm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Đăng ngày 26/11/2021
Thảo @thao
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 03:18 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 03:18 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 03:18 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:18 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 03:18 24/12/2024
Some text some message..