Người tiên phong nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư những mô hình làm ăn kinh tế như chăn nuôi, dịch vụ… Trong đó có mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt của ông Nguyễn Văn Phúc ở tại thôn Đông Luật (xã Vĩnh Thái) đã bước đầu mang lại những kết quả hết sức khả quan.

Người tiên phong nuôi cá lóc trong bể lót bạt
Ông Phúc đang thu hoạch cá

Sau sự cố môi trường biển, với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống. Ông đã đề xuất và cùng hợp tác với 03 anh em chung tay thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt. Cụ thể, 4 anh em ông cùng đóng góp 200 triệu đồng xây dựng 4 bể nuôi bằng xi măng lót bạt với diện tích 100 m2 mỗi bể. Sau khi xây dựng bể nuôi xong, ông đặt mua 40.000 con cá lóc đầu nhím về thả nuôi. Ngay lập tức, ông nhận cú sốc đầu tiên. Do chưa có kinh nghiệm thực tế, thiếu về kỹ thuật nên 40.000 con cá giống của ông bị bệnh và chết sạch. Không nản chí, ông lại lặn lội tìm đến Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Linh nhờ cán bộ kỹ thuật về tận nơi hướng dẫn đầy đủ kỹ thuật nuôi. Đồng thời đặt mua tiếp 40.000 con cá giống tại tỉnh Thừa Thiên Huế về thả nuôi.

Không phụ lòng người, lứa cá giống thứ hai phát triển tốt, tăng trọng nhanh, sau 6 tháng nuôi đã đạt trọng lượng bình quân từ 0,5 – 0,6 kg/con. “Hiện tôi đã thụ hoạch được 2 bể với sản lượng 3,5 tấn; 2 bể còn lại dự kiến cũng sẽ đạt khoảng 3 tấn nữa. Với giá bán hiện tại là 50.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí thức ăn, con giống, xây dựng bể, máy bơm, nhân công… gia đình tôi có lãi khoảng 70 - 100 triệu đồng”, ông Phúc khẳng định chắc nịch.

Theo ông Phúc, nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như có thể dùng các tấm lưới che phủ, tránh ánh nắng trực tiếp; bể nuôi có ống thoát nước mặt nên hạn chế được tình trạng tràn nước trong bể; bể được xây dựng gần nguồn nước nên tiện chăm sóc, thay nước hàng ngày. Mật độ thả nuôi cao, trung bình với 100m2 diện tích bể nuôi ông thả khoảng 10.000 con cá giống, cao hơn nhiều so với các hình thức nuôi khác. Những con cá giống được lựa chọn phải đảm bảo yếu tố khỏe và có khả năng thích nghi với môi trường mới. Ông Phúc lưu ý, do mật độ thả nuôi cao nên điểm quan trọng nhất là khâu thay nước. Số lượng đàn đông nên chỉ trong một thời gian ngắn là bể nuôi bị nhiễm bẩn, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Nguồn nước lấy vào phải trong sạch, không bị ô nhiễm. “Trong giai đoạn đầu, khi cá đang còn nhỏ thì 4 - 5 ngày phải thay nước 1 lần, còn khi cá lớn thì phải thay nước hàng ngày cho cá. Lưu ý là trong quá trình nuôi không thay toàn bộ nước trong bể nuôi mà chỉ nên thay tối đa từ  50 – 70% lượng nước trong bể. Mức nước trong bể cũng phải đạt ít nhất 0,5m để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá”, ông Phúc nhấn mạnh.

Chia sẽ kinh nghiệm nuôi cá lóc ông Phúc cho biết: Bên cạnh con giống thì ông cũng xây dựng lịch cho ăn cố định. Do cá giống đã được thuần nên ông quyết định sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm cao cho cá ăn. Mặc dù có giá thành cao hơn thức ăn tươi nhưng bù lại có độ đạm cao hơn, giúp cá lóc nhanh lớn lại dễ quản lý được thức ăn. Trong 2 tháng nuôi đầu tiên nên cho cá ăn từ 3 - 4 lần/ngày. Thức ăn mỗi lần như thế được chia nhỏ, vừa không để lãng phí, vừa hạn chế được sự cạnh tranh thức ăn, giảm được yếu tố phân đàn. Sau 2 tháng nuôi có thể giảm số lần cho ăn xuống còn 2 lần/ngày nhưng phải cho ăn từ từ đảm bảo cá sử dụng hết thức ăn, tránh dư thừa. Ông Phúc cũng lưu ý: Để cá phát triển tốt thì trong quá trình nuôi cần giữ môi trường nước trong sạch. Định kỳ sử dụng vôi nông nghiệp, muối để phòng bệnh cho cá.

Theo kỹ sư Trần Hữu Phương - cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Linh, người đã đồng hành cùng ông Phúc trong suốt quá trình nuôi thì ưu điểm của phương thức nuôi cá lóc trong bể là dễ kiểm soát được môi trường nước, lượng thức ăn và dịch bệnh, chủ động được nguồn nước và ít rủi ro do thiên tai. Phù hợp với những hộ không có diện tích đất lớn. Tuy nhiên để nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao thì vấn đề đảm bảo con giống tốt, kỹ thuật nuôi đòi hỏi quy trình khá chặt chẽ. Trong mỗi bể nuôi cần thiết kế hệ thống cống cấp và thoát nước, tốt nhất là thiết kế ống xả đáy để có thể tháo toàn bộ chất thải và thức ăn dư thừa của cá lóc ra ngoài, hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi. Xung quanh bể nuôi cần phải rào lưới kỹ để tránh thất thoát cá. Ngoài ra, do cá lóc là loài cá dữ, ăn động vật tươi sống, ăn tạp, thậm chí ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn. Sự cạnh tranh thức ăn của loài này rất quyết liệt, cá thường có sự phân đàn lớn trong thời gian nuôi ngắn, vì vậy khi thả giống cần chọn cá có kích cỡ đồng đều, cung cấp đầy đủ thức ăn, đây là điều hết sức quan trọng và quyết định năng suất của bể nuôi. 

Có thể nói, với những kết quả bước đầu của mô hình cho thấy việc nuôi cá lóc trong bể mang hiệu quả kinh tế cao, không đòi hỏi diện tích nuôi lớn. Mô hình này khá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở xã Vĩnh Thái nói riêng, các xã vùng đồng bằng, ven biển nói chung, mỗi hộ chỉ cần 50 - 100m2 bể trở lên thì cũng có thể nuôi đối tượng này nhằm cải thiện đời sống và tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân. 

TTKN Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 10/01/2019
Nguyễn Thị Hồng
Nuôi trồng

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 14:51 07/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 14:51 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 14:51 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 14:51 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 14:51 07/10/2024
Some text some message..