Người Úc mê tôm Việt

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Úc liên tục tăng mạnh và Úc từ vị trí khách hàng nhập khẩu lớn thứ 9 đã lên hàng thứ 6. Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất phải kể đến là sản phẩm tôm.

Thuỷ hải sản
Xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Úc tăng mạnh nhờ Hiệp định CPTPP. Ảnh: thanhnien.vn

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Úc liên tục tăng trưởng từ 197 triệu USD (năm 2018) lên 365 triệu USD (năm 2022). Hiệp định giúp mở cửa thị trường và các ưu đãi thuế quan giúp hàng hóa của Việt Nam vào Úc thuận lợi hơn, tỷ trọng của thị trường này tăng từ 2,2% lên 3,3%.

Đáng chú ý, mặt hàng tôm thẻ chân trắng tăng đến 171% trong khoảng thời gian trên, năm 2022 đạt tới gần 260 triệu USD. Ngoài ra, các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng đáng kể như: nghêu tăng 68%, cá ngừ tăng 81%, cá trích tăng 158%, nước mắm tăng 190%...

VASEP cho biết: Việt Nam hiện là nguồn cung thủy sản ngoại nhập lớn nhất tại Úc với 23% thị phần (năm 2018 là 13%). Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khá tốt cơ hội tự Hiệp định CPTPP để đưa sản phẩm vào thị trường Úc. Hầu hết các mặt hàng thủy hải sản như tôm, các tra, cá ngừ… đều được hưởng mức thuế 0%.

Trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, quý 1/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Úc đạt 63 triệu USD, giảm 32% so với cùng kỳ 2022. Mới đây, trong cuộc làm việc với Ngài David Hurley - Toàn quyền Úc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Úc tạo thuận lợi hơn nữa cho các mặt hàng nông, thủy sản Việt Nam tiếp cận thị trường để cân bằng cán cân thương mại song phương vốn đang nghiên về phía Úc.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 13/04/2023
Chí Nhân
Ẩm thực

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 02:15 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 02:15 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 02:15 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 02:15 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 02:15 04/12/2024
Some text some message..