Nguồn carbon tác động đến tôm thẻ nuôi trong BFT có độ mặn thấp như thế nào

Công nghệ Biofloc (BFT) được coi là một trong những công nghệ sinh học mới mang tính đột phá trong nuôi trồng thủy sản.

biofloc
Công nghệ Biofloc hoạt động dựa trên nguyên lý kích thích sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng bằng cách bổ sung nguồn carbon như rỉ đường, đường cát nhằm cân đối tỷ lệ C:N trong ao nuôi. Ảnh minh họa

Công nghệ Biofloc hoạt động dựa trên nguyên lý kích thích sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng bằng cách bổ sung nguồn carbon như rỉ đường, đường cát nhằm cân đối tỷ lệ C:N (tỷ lệ Carbon: Nito) trong ao nuôi. Các hạt floc được hình thành, là tập hợp một khối các chất hữu cơ lơ lửng trong nước như các loại tảo đơn bào, tảo đa bào, phân, thức ăn dư thừa, xác vi sinh vật, vi khuẩn và kể cả động vật không xương sống.

Một nghiên cứu gần đây của Hai-Hong Huang và cộng sự ( 7/2021) về đánh giá ảnh hưởng bổ sung nguồn carbon khác nhau đến hiệu suất sinh trưởng và chất lượng nước của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống biofloc ở độ mặn thấp cho kết quả khả quan về tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn với nguồn carbon bổ sung là rỉ đường và glucose (đường đơn). 

Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện trong vòng 63 ngày ở độ mặn 5 ‰. Thí nghiệm được bố trí với 3 nguồn carbon bổ sung khác nhau: (1) rỉ đường, (2) tinh bột , (3) glucose. Tôm được cho ăn thức ăn thương mại với 40% protein thô, 5% lipid thô và cho ăn 3 lần/ngày. Được biết nghiên cứu sử dụng rỉ đường, glucose và tinh bột với hàm lượng carbon lần lượt là 36,8% , 36% và 38,4%. Trọng lượng ban đầu của tôm thẻ chân trắng khoảng 0,79 – 0.84 g/con. Tỷ lệ C:N đầu vào là 20 : 1.

nguồn carbon
Mật rỉ đường và đường glucose. Ảnh minh họa

Chất lượng nước

Các chỉ số được ghi nhận bao gồm độ pH, độ kiềm, amoniac, nitrit, nitrat, khối lượng/ thể tích biofloc. Trong đó, độ  pH của nghiệm thức bổ sung tinh bột là khoảng 7,40 thấp hơn so với bổ sung rỉ đường và glucose lần lượt là 7,76 và 7,73. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thể tích và kích thước biofloc ở hai nghiệm thức bổ sung rỉ đường và glucose đạt mức cao hơn gấp 4 lần so với bổ sung tinh bột. Đối với hàm lượng TAN ghi nhận khi bổ sung tinh bột cao hơn 2 lần so với rỉ đường và glucose. TAN (total ammonia nitrogen) được biết là tổng lượng nitơ ở dạng NH3 và NH4+ trong nước. 

Hàm lượng amonia đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 21 của thí nghiệm, với nghiệm thức bổ sung glucose là 3,2mg/L và 6,9mg/L đối với ngiệm thức sổ sung rỉ đường. Sau đó hàm lượng ammonia ghi nhận được có xu hướng giảm ở các ngày tiếp theo, riêng nghiệm thức bổ sung tinh bột thì tăng mạnh và đạt mức 9,1mg/L vào ngày 28 của thí nghiệm.

Hiệu suất tăng trưởng

Tỷ lệ sống quan sát được có sự khác biệt giữa nghiệm thức bổ sung tinh bột với hai nghiệm thức còn lại. Cụ thể, không có tôm chết ở nghiệm thức bổ sung glucose và rỉ đường, đối với nguồn carbon bổ sung là tinh bột ghi nhận tỷ lệ sống có xu hướng giảm từ ngày thứ 21 đến kết thúc thí nghiệm, chỉ đạt khoảng 48-50%.

Tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu suất tăng trưởng điều ghi nhận được kết quả khả quan ở hai nghiệm thức bổ sung rỉ đường và glucose. Trong đó, bổ sung glucose chỉ ra kết quả tốt hơn so với rỉ đường như tăng trọng đạt 12,04g/con còn đối với rỉ đường là 11,22 g/con. Tuy nhiên khác biệt không quá đáng kể.

Trong một nghiên cứu của Luo và cộng sự (2019) chỉ ra rằng glucose hòa tan có thể kiểm soát tốt hai hợp chất nitơ độc hại là amoniac và nitrit trong nước. So với các nguồn carbohydrate đơn giản (như glucose hay rỉ đường) thì carbohydrate phức tạp (như tinh bột) đòi hỏi thêm thời gian để phân hủy thành đường đơn cho các hoạt động sinh học của vi sinh vật, dẫn đến nồng độ chất độc hại cao: amoniac và nitrit vượt quá mức an toàn. Ở mức độ mặn ở mức thấp (5 ‰) của nghiên cứu hiện tại thì độc tính của amoniac và nitrit đối với tôm sẽ ở cao hơn so với bình thường. 

Hiệu suất sử dụng tinh bột không được đánh giá cao trong nghiên cứu này có thể do khả năng tạo biofloc thấp. Các hệ vi sinh vật khác nhau có khả năng phân giải tinh bột khác nhau và tỷ lệ C: N cao hơn có nghĩa là đầu vào của nguồn carbon cao hơn, vì vậy sẽ để lại nhiều tinh bột dư thừa. Kết quả là, một số lượng lớn tinh bột kích thước nhỏ không bị phân hủy và tích lũy trong nước, dẫn đến suy giảm tăng trưởng và gây chết tôm.

Từ những số liệu trên có thể thấy được rằng trong hệ thống biofloc ở độ mặn thấp khi bổ sung nguồn carbon bằng glucose, rỉ đường hoặc tinh bột đều có tác động đến chất lượng nước và sinh trưởng của tôm. Nghiên cứu cũng chỉ ra glucose hay rỉ đường là nguồn cacbon tốt cho nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng với công nghệ biofloc ở độ mặn thấp.

Nguồn : Hai-Hong Huang, Hui-Min Liao, Yan-Ju Lei, Pin-Hong Yang (2021). Effects of different carbon sources on growth performance of Litopenaeus vannamei and water quality in the biofloc system in low salinity. Sciendirect.

Đăng ngày 22/02/2022
Ngọc Diễm @ngoc-diem
Nuôi trồng

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 14:22 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 14:22 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:22 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:22 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:22 20/04/2024