Nguồn lợi rong biển quần đảo Trường Sa

Rong biển, một nhóm thực vật bậc thấp sống ở biển, là một nguồn tài nguyên biển quan trọng. Từ lâu, rong biển đã được biết đến như một nguồn lợi thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh. Bên cạnh đó, rong biển còn làm nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm, dệt may, mỹ phẩm, dược phẩm,.... Ở nước ta hiện nay, rong biển đang là một trong những đối tượng có nhiều triển vọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Một số nhóm rong kinh tế như rong Câu (Gracilaria), rong Đông (Hypnea), rong Mơ (Sargassum), rong Mào gà (Laurencia) và rong Kỳ lân (Eucheuma, Kappaphycus)... là những đối tượng được nuôi trồng rộng rãi phục vụ các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây là một trong những ngành nghề mới góp phần đáng kể làm thay đổi bộ mặt các vùng nông thôn nhất là các vùng nông thôn ven biển.

Thu mẫu rong biển dải trên vùng dưới triều tại quần đảo Trường Sa - Ảnh: Đàm Đức Tiến

Quần đảo Trường Sa nằm ở giữa biển Đông, thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, bao gồm khoảng 100 hòn đảo, đá ngầm và bãi san hô. Nơi đây có nhiều loài rong biển tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về rong biển ở quần đảo Trường Sa nói chung và về nguồn lợi, nói riêng từ trước đến nay còn rất ít, chủ yếu là nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và sinh lượng, khu hệ.... Các kết quả nghiên cứu về nguồn lợi rong biển hầu như chưa có. Để có cơ sở khoa học trong việc khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên rong biển, đồng thời bổ sung thêm tư liệu về nhóm nguồn lợi này ở nước ta, trong thời gian qua các nhà khoa học thuộc Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng (nay là Viện Tài nguyên và Môi trường Biển) đã tiến hành nghiên cứu về nguồn lợi rong biển quần đảo Trường Sa và đạt được nhiều kết quả khả quan.  

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được các nhà khoa học áp dụng như điều tra, khảo sát ngoài thực địa; tiến hành phân tích, xác định thành phần loài, sự phân bố của rong biển, trong đó có kết hợp với các kết quả khảo sát năm 2002, 2003 và tham khảo một số tài liệu khác. Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu thu được, các nhà khoa học xác định các nguồn lợi rong biển có thể mang lại và đưa ra các giải pháp bảo vệ, khai thác nguồn lợi đó một cách hợp lý.

Thành phần loài và sự phân bố của rong biển

Kết quả nghiên cứu cho thấy tại 10 đảo thuộc quần đảo Trường Sa (Trường Sa lớn, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Phan Vinh, Tốc Tan, Thuyền Chài, Đá Tây, Sinh Tồn và Đá Nam), các nhà khoa học đã xác định được 255 loài rong biển thuộc 4 ngành là khuẩn Lam (Cyanophyta), rong Đỏ (Rhodophyta), rong Nâu (Phaeophyta) và rong Lục (Chlorophyta). Trong đó, rong Đỏ chiếm ưu thế hơn cả: 136 loài chiếm 53,3%, tiếp theo là rong Lục: 69 loài chiếm 27,0%, khuẩn Lam và rong nâu có số lượng loài bằng nhau: 25 loài chiếm 9,8%. 

Rong biển ở quần đảo Trường Sa có sự phân bố rất đa dạng và không đồng đều. Các nhà khoa học nghiên cứu sự phân bố của rong biển Trường Sa theo 2 hướng chủ yếu là phân bố địa lý (phân bố rộng) và phân bố thẳng đứng (phân bố sâu). 

Theo đó, sự phân bố địa lý (phân bố rộng) của rong biển tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa hoàn toàn không giống nhau. Số lượng loài tại các đảo dao động từ 17 loài (đảo Phan Vinh) đến 127 loài (đảo Đá Tây) và trung bình 72,9 loài. Sự phân bố rộng của các loài rong biển ở đây phù hợp với quy luật phân bố của sinh vật thuỷ sinh. Hệ số tương đồng của các loài tại các đảo khác nhau dao động từ 0,102 (giữa Đá Nam và Tốc Tan) đến 0,677 (giữa Trường Sa và Nam Yết). Nguyên nhân chính của sự sai khác này do sự khác nhau về vị trí địa lý giữa các đảo, tác động của con người và thiên nhiên. 

Sự phân bố thẳng đứng (phân bố sâu) của rong biển tại quần đảo Trường Sa chỉ nằm trong giới hạn từ vùng triều trở xuống và tập trung chủ yếu ở vùng triều thấp. Một số loài có thể phân bố sâu đến 20m dưới 0m hải đồ hoặc sâu hơn nữa. Trong số 255 loài Rong biển đã phát hiện được tại quần đảo Trường Sa, có tới 72% số loài phân bố ở vùng triều và 28% loài phân bố ở vùng dưới triều.

Một số loài rong biển ở vùng dưới triều quần đảo Trường Sa - Ảnh: Đàm Đức Tiến

Một số loài rong biển ở vùng dưới triều quần đảo Trường Sa - Ảnh: Đàm Đức Tiến

Nguồn lợi rong biển tại quần đảo Trường Sa

Căn cứ theo giá trị sử dụng của từng loài, các nhà khoa học đã phân loại rong biển tại quần đảo Trường Sa thành 6 nhóm làm nguyên liệu chế biến cụ thể như sau: Carrageenan, Agar, dược liệu, thực phẩm, phân bón và rau xanh.

Nhóm làm nguyên liệu chế biến keo carrageenan bao gồm các loài:Kappaphycus cottonii, K. inerme; Eucheuma arnoldii; Laurencia obtusa, L. papillosa; Acanthophora spicifera; Hypnea cornuta, H. spinella, Hypnea esperi...; 

Nhóm làm nguyên liệu chế biến agarGracilaria arcuata, G. edulis; Gelidiella acerosa, Gelidium pusillum; Liagora ceranoides; Actinotrichia fragilis...; 

Nhóm làm dược liệuLiagora ceranoides, L. farinisa, Actinotrichia fragilis, Asparagopsis taxiformis; Peyssonnelia rubra, Jania adhaerens, Mastophora rosea, Codium repens, C. arabicum; Dictyosphaeria cavernosa; Chondria armata; Caulerpa racemosa...; 

Nhóm làm thực phẩmLiagora ceranoides, L. farinisa, Gelidiopsis intricata, G. variabilis, Gelidiella myriocladia, Pterocladia pinnata, Halymenia maculata, Gracilaria arcuata, Kapaphycus cotoonii, Caulerpa racemosa, C. microphysa; Gracilaria arcuata; Hypnea pannosa, H. nidulans; Gelidella acerosa, G. myrioclada; Kappaphycus cottonii; Eucheuma arnoldii...; 

Nhóm làm phân bónHalimeda và Turbinaria, Padina...; 

Nhóm làm rau xanhCaulerpa racemosa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tại quần đảo Trường Sa có 62 loài rong có giá trị kinh tế, trong đó, một số loài có trữ lượng tự nhiên tức thời là rong Mơ (34 tấn), rong Câu (9 tấn), rong Guột (10 tấn), rong Quạt (5 tấn), rong Gai (9 tấn), rong Đông (13 tấn), rong Mào gà (15 tấn), rong Sụn (30 tấn) và rong Loa kèn (20 tấn). 

Với nguồn lợi như trên, rong biển tại quần đảo Trường Sa trở thành một nguồn tài nguyên có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong đời sống. Nghiên cứu nguồn lợi rong biển quần đảo Trường Sa của các nhà khoa học thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường Biển không chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu khoa học, góp phần bổ sung thêm tài liệu về nguồn lợi rong biển trong nước mà còn giúp các cơ quan quản lý tại quần đảo Trường Sa có thể định hướng khai thác nguồn tài nguyên quý giá này một cách hợp lý và có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng hải đảo.

Nguồn: TS. Đàm Đức Tiến, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển
Đăng ngày 24/04/2012
Quang Hưng
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 10:15 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 10:15 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 10:15 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:15 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:15 26/11/2024
Some text some message..