Nguồn protein tiềm năng từ hạt điều

Hạt điều không đủ tiêu chuẩn mà ngành thực phẩm loại bỏ có thể là protein thay thế phù hợp trong nuôi cá thương phẩm.

hạt điều
Hạt điều có giá trị dinh dưỡng cao và là cây trồng phổ biến ở nước ta

Bột đậu nành là một thành phần thức ăn thông thường được sử dụng trong công thức thức ăn cho tôm và cá để giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, vì bột đậu nành được ưu tiên sử dụng cho các ngành sản xuất thực phẩm khác, do đó các nhà khoa học đã tìm kiếm các thành phần thức ăn khác rẻ tiền hơn để thay thế cho thành phần này. 

Điều (Anacardium occidentale) là cây trồng chính với giá trị xuất khẩu cao. Hạt điều đã được báo cáo là một nguồn protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất và đã trở thành một loại cây trồng xuất khẩu thiết yếu được xếp hạng thứ ba trong sản xuất các loại hạt ăn được trên thế giới. Hằng năm lượng hạt để xuất ra thị trường nước ngoài với 1 số lượng rất lớn, tuy nhiên, một lượng lớn các loại hạt bị loại bỏ trong quá trình chế biến, do trầy xước, thiệt hại sinh lý và cơ học có thể được sử dụng trong dinh dưỡng động vật. 

Đặc điểm dinh dưỡng của bột hạt điều đã được báo cáo và hàm lượng protein thay đổi từ 18% đến 27% chất khô, hàm lượng dầu dao động từ 36% đến 51% chất khô và hàm lượng chất xơ từ 8 đến 16%.

Dựa trên chất lượng dinh dưỡng của hạt điều, nó có thể đóng vai trò là nguồn protein thực vật tiềm năng trong chế độ ăn của tôm, cá, nhưng cần phải nghiên cứu tác dụng của hạt điều đối với mô học của các cơ quan nội tạng liên quan đến dinh dưỡng của các loài cá.

Cá trê Phi được lựa chọn để làm đối tượng nghiên cứu vì đây là một trong những loài nước ngọt nuôi phổ biến,  tăng trưởng nhanh, vị ngon, phân bố rộng trong hệ sinh thái nước ngọt nhiệt đới và dễ thích nghi với điều kiện phòng thí nghiệm .

Nghiên cứu này đề cập đến hiệu quả của việc thay thế bột đậu nành một phần và toàn bộ chế độ ăn uống bằng bột hạt điều đối với mô học dạ dày và gan của cá trê phi Clarias gariepinus .

Hạt điều đã được sàng lọc kỹ lưỡng và được phơi khô, sau đó xay nhuyễn sấy khô ở 27°C trong 48 giờ. Bột hạt điều được đóng gói vào hộp kín khí và được bảo quản ở nhiệt độ 4°C trong tủ lạnh để sử dụng làm thức ăn cho cá.

Cá trê phi có trọng lượng (24,83 ± 1,52 g) được cho ăn chế độ ăn kiêng dựa trên bột hạt điều, mức độ bao gồm 0, 50% và 100%. Cá được cho ăn hai lần mỗi ngày với liều lượng  5% trọng lượng cơ thể trong 56 ngày. Mô học của gan và dạ dày đã được đánh giá. 

Thay đổi cấu trúc mô dạ dày

Sự thay đổi hình thái mô học của mô gan và dạ dày ở mức trung bình ở cá được cho ăn 100% bột hạt điều so với 50% bột hạt điều và đối chứng (0 bột hạt điều). Ảnh chụp dạ dày của cá được cho ăn 50% bột hạt điều cho thấy các đặc điểm hình thái học bình thường, trong khi các biến dạng mô học từ trung bình đến nặng được quan sát thấy ở dạ dày của cá được cho ăn 100% bột hạt điều. 

Dạ dày của đối chứng (Hình 1) và cá được cho ăn bột hạt điều 50%  Hình 2) cho thấy các tế bào dạ dày bình thường, xen kẽ dọc theo hai bên của biểu mô cột (SCE). Niêm mạc, tuyến dạ dày, chất nhầy (AM), mô liên kết (Lp) và sợi collagen (CF) xuất hiện bình thường. Ngoài ra các cơ tròn, cơ dọc và thanh mạc cho thấy không có sự thay đổi. Tuy nhiên, dạ dày của cá được cho ăn 100% bột hạt điều ( Hình 3) cho thấy các biến dạng mô học từ trung bình đến nặng, bao gồm xói mòn niêm mạc, thoái hóa biểu mô cột, thoái hóa/co rút tuyến dạ dày/niêm mạc và mất chất nhầy.



 Thay đổi cấu trúc mô gan

Cấu trúc gan bình thường của C. gariepinus cho ăn chế độ ăn kiểm soát và bổ sung 50% bột hạt điều cho thấy tế bào gan (LH) và tĩnh mạch trung tâm (CV)  ở trạng thái bình thường. 

Chế độ cho ăn bổ sung 100% hạt điều cho thấy sự tắc nghẽn của các tế bào viêm, tế bào gan bị hoại tử, tĩnh mạch trung tâm bị tắc nghẽn, xuất hiện các không bào và tế bào bị giãn nở.


Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng việc thay thế một phần bột đậu nành bằng bột hạt điều không có ý nghĩa bất lợi đối với sức khỏe dinh dưỡng của cá, được đánh giá thông qua kết quả mô học thu được từ nghiên cứu. Tuy nhiên, thay thế hoàn toàn chế độ ăn uống của bột đậu nành bằng bột hạt điều 100% sẻ dẫn đến thoái hóa mô học ở các cơ quan dạ dày và gan.  Do đó, bổ sung protein từ hạt đều vào thức ăn của cá trê phi không được vượt quá 50% để đảm bảo các chỉ tiêu sinh lý, miễn dịch của cá giúp cá thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt.


Đăng ngày 24/04/2020
Như Huỳnh
Nguyên liệu

Tính hai mặt của ấu trùng ruồi lính đen

Sản lượng từ nuôi trồng thủy sản toàn cầu tăng trưởng gần gấp đôi trong vòng 15 năm trở lại đây, vì vậy mà các giải pháp hướng đến sự bền vững trong ngành công nghiệp này cần được liên tục cập nhật và áp dụng rộng rãi.

ruồi lính đen
• 16:37 16/02/2022

BernAqua: Ưu việt thức ăn viên nang cho trại giống

Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, kéo theo đó là nhu cầu thức ăn thủy sản tăng cao. Tuy nhiên, cá tạp - thức ăn truyền thống lâu đời trong nuôi tôm và các loài giáp xác tại Việt Nam đang dần khan hiếm, đặc biệt là trong những vụ nuôi chính nên các nhà sản xuất đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp thay thế tối ưu.

BernAqua
• 15:48 10/12/2021

Nuôi cá kèo công nghiệp với thức ăn NANOLIS GO

OCIALIS – Thương hiệu thức ăn thủy sản của Tập đoàn ADM đã phát triển thêm sản phẩm mới NANOLIS GO - là giải pháp chuyên biệt dành cho nuôi cá kèo công nghiệp.

cá kèo
• 16:37 25/11/2021

Tiềm năng của Sanguinarine trong thức ăn nuôi cá trắm cỏ

Giảm hàm lượng đạm động vật bổ sung, tăng đạm thực vật từ hạt bông và hạt cải trong thức ăn cho cá trắm cỏ giúp giảm chi phí thức ăn, nhưng đồng thời giảm tỷ lệ sống và miễn dịch. Cần có giải pháp đồng thời giảm chi phí và giảm dịch bệnh cho mô hình nuôi, trong những trường hợp tương tự thì chiết xuất thảo dược thường mang đến kết quả khả quan.

Cá trắm cỏ
• 10:32 30/06/2021

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:28 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:28 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:28 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:28 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 11:28 25/04/2024