Nguồn rong vùng đầm phá suy kiệt

Gần đây, nguồn rong trên vùng đầm phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền và xã Điền Hòa (Phong Điền) bỗng suy kiệt, gây ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.

Nguồn rong vùng đầm phá suy kiệt
Người dân Quảng Thái vớt rong

Thiếu thức ăn chăn nuôi...

Vài năm về trước, nguồn rong trên hệ đầm phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền, Phong Điền rất dồi dào. Các hộ chăn nuôi tận dụng nguồn rong làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

“Ngày mô cũng vớt cả tấn rong về làm thức ăn cho lợn, gà, vịt. Rong trộn với bột cám gạo là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng nên lợn, gà chóng lớn, tạo sản phẩm cân đối giữa lượng nạc và mỡ, được thị trường ưa chuộng. Hơn 2 năm nay nguồn rong suy kiệt, người dân hoàn toàn chuyển sang nuôi lợn, gà bằng thức ăn công nghiệp, chi phí đầu tư cao nên không có lãi, hoặc lãi rất ít”, ông Nguyễn Tường ở xã Quảng Thái lắc đầu.

Tận dụng trữ lượng rong trên hệ đầm phá rất lớn, người dân các xã Quảng Thái, Quảng Lợi… kết hợp nuôi cá trắm bằng lồng trên đầm phá. “Nuôi cá trắm, sử dụng rong làm thức ăn chỉ hơn 10 tháng cho thu hoạch, trọng lượng bình quân 2-3kg/con. Cá không chỉ phát triển nhanh mà còn thơm, ngon, giá ổn định. Từ khi nguồn rong cạn kiệt, phần lớn người dân sử dụng bèo tây làm thức ăn nên mỗi vụ nuôi phải mất hơn 1 năm, cá vẫn còm cõi, chỉ đạt 1-1,5kg/con”, ông Nguyễn Hiếu ở xã Quảng Thái cho biết.

Chủ tịch UBND xã Quảng Thái, ông Lê Ngọc Bảo chia sẻ, từ khi nguồn rong suy kiệt, số lượng lồng nuôi cá trắm cỏ trên đầm phá Tam Giang giảm sút đáng kể, từ hơn 500 lồng trước đây, nay chỉ còn chưa đầy 200 lồng. Trước đây sản lượng cá lồng trung bình mỗi năm đạt 200 tấn, thu nhập trên dưới 10 tỷ đồng, giờ đây còn khoảng vài tỷ đồng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu nhập của người dân cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nói chung.

Không chỉ ở Quảng Thái mà cả vùng đầm phá thuộc xã Điền Hòa (Phong Điền) hiện nay cũng rất khan hiếm nguồn rong. “Từ khi nguồn rong suy kiệt đến nay, số hộ chăn nuôi lợn, gia cầm giảm rõ rệt, chỉ còn chừng 60% so với trước. Nuôi lợn bằng thức ăn công nghiệp đòi hỏi chi phí cao, trong khi giá thành sản phẩm không ổn định, thậm chí giảm khiến nhiều hộ bỏ nghề chăn nuôi lợn, gia cầm, hoặc số lượng đàn nuôi ít lại”, Chủ tịch UBND xã Điền Hòa, ông Nguyễn Đăng Phúc thông tin.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, ông Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, nguồn rong bị suy kiệt trong thời gian gần đây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhiều hộ dân ở các vùng ven đầm phá. Phần lớn các hộ cư dân vùng đầm phá Quảng Lợi, Quảng Thái và một số địa phương còn nhiều khó khăn, chủ yếu tận dụng nguồn rong làm thức ăn cho gia súc, gia cầm đỡ tốn kém chi phí đầu tư. Trong khi nguồn rong cạn kiệt, giá cả thức ăn lại tăng cao nên số lồng nuôi cá trên đầm phá Tam Giang và hộ nuôi gia súc, gia cầm giảm là điều khó tránh khỏi.

Chưa rõ nguyên nhân

Theo ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, hơn hai năm gần đây, thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng nguồn nước từ sông Ô Lâu đổ về rất đục, cũng là lúc nguồn rong bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Đến nay, qua theo dõi của người dân thì nguồn rong chỉ còn chừng 10-20% so với trước. Huyện cũng đã chỉ đạo các ban ngành chức năng, chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân nguồn rong suy kiệt để có biện pháp tái tạo, không chỉ góp phần cân bằng hệ sinh thái, đa dạng sinh học mà còn làm nguồn thức ăn chăn nuôi lợn, gia cầm và cá trắm lồng; đồng thời là nơi trú ngụ, nguồn thức ăn lý tưởng cho nhiều loài thủy sinh.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT) tỉnh thông tin, vừa qua các cơ quan chức năng đã về lấy mẫu nước kiểm tra, xét nghiệm nguồn nước tại khu vực đầm phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền và Phong Điền, kết quả cho thấy nguồn nước tại đây không bị ô nhiễm. Tuy nhiên tại thời điểm lấy mẫu nước xét nghiệm không xuất hiện nguồn nước đục từ sông Ô Lâu đổ về như người dân và chính quyền các địa phương phản ánh.

Chi cục BVMT phối hợp với Phòng TN&MT Quảng Điền và các địa phương đang tiếp tục theo dõi, kiểm tra giám sát và thường xuyên hơn trong việc lấy mẫu nước, xét nghiệm, đặc biệt là sẽ lấy mẫu nước đục từ sông Ô Lâu đổ về, cũng như nghiên cứu để làm rõ nguyên nhân nguồn rong suy kiệt; đồng thời đang tập trung các biện pháp tái tạo, bảo vệ nguồn rong nhằm đảm bảo môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và tạo nguồn sinh kế cho người dân.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 28/01/2019
Hoàng Triều
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 11:15 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 11:15 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 11:15 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:15 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 11:15 25/11/2024
Some text some message..