Nguy cơ mất thương hiệu khô cá sặc rằn U Minh Thượng

Nghề làm khô cá sặc rằn ở U Minh Thượng (Kiên Giang) có nguy cơ bị mai một do người dân không còn mặn mà nuôi loài cá này, dẫn đến nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt trầm trọng.

cá sặc rằn
Ông Nguyễn Thanh Sử nuôi cá sặc rằn nhưng khi thu hoạch hầu hết là các loại cá nước ngọt khác - Ảnh: H.Cúc

Nguy cơ mất thương hiệu

Theo ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân H.U Minh Thượng, hiện trên địa bàn chỉ còn 29 hộ nuôi cá sặc rằn, với khoảng 29 ha mặt nước, chủ yếu ở 2 xã vùng đệm là An Minh Bắc và Minh Thuận. Trong khi đó, toàn huyện có đến 4.020 ha mặt nước được người dân thả nuôi các loại cá nước ngọt khác như trê, rô, lóc… do dễ bán, lợi nhuận cao hơn. Nhiều người lo ngại thương hiệu khô cá sặc rằn U Minh Thượng sẽ mau chóng bị mai một và dần biến mất do nguồn nguyên liệu ngày càng sụt giảm.

Trước tình hình trên, năm 2012, Trạm Khuyến nông phối hợp với Hội Nông dân H.U Minh Thượng triển khai nuôi thử nghiệm cá sặc rằn tại một nông hộ ở ấp Minh Dũng, xã Minh Thuận. Sau khi cấp 70 kg cá giống (loại cá non), Trạm Khuyến nông huyện còn hỗ trợ thức ăn, cử kỹ sư xuống theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật. Ông Nguyễn Thanh Sử, người được chọn nuôi thử nghiệm cá sặc rằn, cho biết sau khi nuôi, cá bắt đầu thích nghi với nguồn nước. Thế nhưng, cá sặc rằn con rất dễ hao hụt do bị các loài cá khác trong ao ăn và mất trộm. Do vậy, sau hơn một năm thả nuôi, ông Sử thu hoạch chỉ khoảng 70 kg cá sặc rằn loại từ 10 - 12 con/kg và bán giá từ 80.000 - 120.000 đồng/kg, tùy theo loại lớn nhỏ. Theo ông Sử, nếu tính đủ chi phí con giống, thức ăn, công chăm sóc... thì bị lỗ nặng; không hiệu quả bằng nuôi các loài cá nước ngọt khác, thậm chí thua cả cá mè, cá trôi, rô phi và trê vàng lai.

Hỗ trợ người nuôi cá

Thực tế trên đang làm những người chuyên làm khô cá sặc rằn hết sức lo âu. Bởi muốn làm ra 1 kg khô thành phẩm phải mất từ 2,8 - 3 kg cá tươi. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, người làm khô chỉ lời khoảng 10.000 đồng/kg, trong khi mỗi năm chỉ làm được một vụ. Hiện có 16 hộ chuyên làm nghề này ở U Minh Thượng đang tính chuyện bỏ nghề.

Theo ông Nguyễn Văn Hiền, hiện Hội Nông dân huyện đang nghiên cứu đề tài khoa học về mô hình nuôi cá đồng. Ngoài các loài cá đặc trưng trước đây, như lóc, trê, rô, thác lác thì phải tính đến chuyện nuôi cá sặc rằn để bảo hộ thương hiệu khô ở vùng này. Bên cạnh đó, phải tính toán phương án sản xuất phù hợp ở từng địa phương, như xen canh hoặc đa canh, mô hình nào có lợi cho dân thì triển khai thực hiện. Trước mắt, huyện sẽ tiến hành thành lập các tổ hợp tác nuôi cá sặc rằn ở một số nông hộ trong vùng đệm (mỗi hộ được giao khoán 1 ha mặt nước), chứ hiện nay chủ yếu nuôi tự phát nhỏ lẻ dẫn đến hiệu quả không cao.

Thương hiệu khô cá sặc rằn U Minh Thượng chính thức được công nhận nhãn hiệu tập thể từ năm 2011. Từ đó, nhiều nông dân vùng này đã phát huy được tiềm năng, lợi thế sẵn có nuôi cá và làm ra sản phẩm khô bán để thoát nghèo. Thế nhưng, những khó khăn từ nguồn nguyên liệu đang đặt nghề làm khô ở đây đứng trước nguy cơ thiếu bền vững. Từ thực tế trên, để bảo đảm nguồn nguyên liệu vừa đủ cung cấp cho người làm khô và giữ được thương hiệu truyền thống, năm 2014, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Kiên Giang đã đồng ý hỗ trợ cho Hội Nông dân H.U Minh Thượng 500 triệu đồng để phát triển nuôi cá đồng, trong đó chú trọng nuôi cá sặc rằn. Huyện cũng đang tích cực triển khai đến các nông hộ để sớm phục hồi sản lượng cá sặc rằn và cũng là giải pháp giữ gìn thương hiệu khô cá sặc rằn U Minh Thượng nổi tiếng.

Báo Thanh Niên, 13/05/2014
Đăng ngày 14/05/2014
Hồng Cúc
Nông thôn

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 00:27 06/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 00:27 06/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 00:27 06/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 00:27 06/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 00:27 06/02/2025
Some text some message..