Nguyên nhân cá chết hàng loạt tại Vĩnh Tân, Bình Thuận chưa rõ ràng

Chiều 27/6, tại UBND xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố kết quả phân tích chất lượng mẫu nước lấy tại khu vực cá chết hàng loạt tại vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt tại Vĩnh Tân, Bình Thuận
Người dân cho rằng cá chết là do ô nhiễm môi trường và không đồng tình với công bố "chung chung, vòng vo" của cơ quan chức năng.

Theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận, sau khi nhận được thông tin phản ánh về tình trạng cá chết tại lồng bè thuộc thôn Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong ngày 20-6, Sở đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng tiến hành khảo sát thực tế. Cụ thể, những cơ quan phối hợp gồm Chi cục Chăn nuôi thú y - Sở NN&PTNT, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh, UBND huyện Tuy Phong, UBND xã Vĩnh Tân, Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường (đơn vị lấy mẫu).

Đoàn đã lấy hai mẫu nước biển (tại cạnh lồng bè của ông Nguyễn Ngọc Lộc và vị trí cách hộ nuôi lồng bè của ông Nguyễn Ngọc Lộc khoảng 200 m hướng về đảo Hòn Cau) để phân tích các thông số chất lượng nước biển vùng biển ven bờ theo QCVN 10 MT:2015/BTNMT. Đoàn cũng lấy hai mẫu cá (tại lồng bè của ông Dương Thành Nhơn và lồng bè của ông Nguyễn Ngọc Lộc) gửi Chi cục Thú y vùng VI để phân tích các nguyên nhân liên quan đến dịch bệnh. 

Tại thời điểm khảo sát, đoàn kiểm tra ghi nhận tại khu vực người dân phản ánh có 13 hộ nuôi, gồm 15 lồng bè (chủ yếu cá bớp, cá chim, cá mú, tôm hùm); vị trí các lồng bè cách bờ khoảng 1,2 km, cách Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân khoảng 1 km.

Theo lời kể trước đó của ngư dân nuôi, mỗi bè chết khoảng 30-50 con/ngày, loại cá bị chết chủ yếu là cá bớp dưới 50 ngày tuổi, trọng lượng khoảng 60-100 g/con; cá chết rải rác từ ngày 15-6; có một hộ cá chết 100% (2.000 con, cá lớn khoảng 2 kg và cá nhỏ), các hộ còn lại bị chết với số lượng 10%-20% cá thả nuôi. Các hộ nuôi đã tiến hành vớt cá chết ra khỏi khu vực lồng bè. Qua theo dõi đến nay, cá bớp vẫn còn chết rải rác và các hộ nuôi đang dịch chuyển các lồng bè cách xa khu vực nuôi cũ.


Nhiều người dân cho rằng nguyên nhân cá chết là do ô nhiễm.

Báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận cho hay kết quả phân tích nhanh các mẫu cá đều âm tính với virus gây bệnh hoại tử thần kinh. Kết quả phân tích mẫu nước biển tại vị trí cách cảng nhập than Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 khoảng 70 m; các thông số, chất lượng đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng thông số Florua vượt 1,14 lần. Đối với mẫu nước biển cách hộ nuôi lồng bè của ông Nguyễn Văn Giá khoảng 10 m, thông số Florua cũng vượt 1,14 lần.

Từ những kết quả khảo sát và phân tích trên, chưa đủ cơ sở để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng cá giống bị chết; chất lượng nước biển cơ bản đạt quy chuẩn phục vụ nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh, chỉ có hai chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn nhưng không đáng kể.

Sở TN&MT cho rằng sẽ tiếp tục làm rõ nguyên nhân cá chết, đặc biệt xác định có phải nguyên nhân là do dịch bệnh, giống cá, nguồn thức ăn.

Về giải pháp, theo Sở TN&MT, phải rà soát lại vùng quy hoạch, cần thiết phải di dời lồng bè ra xa Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4; khuyến cáo bà con định kỳ vệ sinh các lồng bè, sử dụng các chất sát khuẩn cá nuôi đúng cách, đúng liều lượng…

Theo những người dân tham gia nghe buổi công bố trên, việc tổ chức họp dân công bố nhưng lại cho rằng chưa xác định được nguyên nhân mà chỉ nói chung chung là chưa thuyết phục.

Trong số người dân có ông T., người có hàng ngàn cá nuôi lồng bè bị chết. Ông cho rằng nguyên nhân cá chết là do ô nhiễm môi trường nhưng khi công bố lại nói vòng vo nên người dân không đồng tình.

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 28/06/2018
PV
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Cá bè trên sông Đồng Nai chết hàng loạt sau mưa lớn: Người nuôi cá thiệt hại nặng nề

Ngày 29-5, tại khu vực phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đã báo cáo hiện tượng cá chết hàng loạt sau trận mưa lớn vào ngày 28-5. Ước tính ban đầu, khoảng 6 tấn cá các loại như rô phi, chép, trê, lăng, mè hỏi và trắm đã bị chết, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Cá chết
• 09:00 01/06/2025

Đa dạng sinh học biển và vai trò trong khai thác thủy sản bền vững

Đa dạng sinh học biển là sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật sống trong môi trường biển, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các hệ sinh thái biển như rạn san hô, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển mà còn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đa dạng sinh học biển không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sức khỏe của các hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học biển
• 11:12 30/05/2025

Cá chết hàng loạt: Nguyên nhân và giải pháp cho người nuôi

Những ngày đầu tháng 5/2025, người dân TP.HCM không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết trắng mặt nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với người nuôi trồng thủy sản.

Cá chết
• 09:55 12/05/2025

Vai trò của khu bảo tồn biển trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là vùng không gian biển được quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Tùy theo mức độ bảo vệ, có thể cấm hoặc hạn chế các hoạt động như khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển để đảm bảo duy trì hoặc phục hồi sự đa dạng sinh học.

San hô biển
• 10:03 05/05/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 22:10 14/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 22:10 14/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 22:10 14/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 22:10 14/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 22:10 14/06/2025
Some text some message..