Nha Trang: Ngư dân bỏ nghề do đánh bắt hải sản thua lỗ

Hiện nay, phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang có 29.000 nhân khẩu, trong đó khoảng 70% sinh sống bằng nghề biển, đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, gần đây nguồn lợi thủy sản gần bờ đang suy giảm mạnh và có nguy cơ cạn kiệt, việc đánh bắt gần bờ thường xuyên thất thu nên nhiều ngư dân phải bỏ nghề, bỏ xứ.

Nha Trang: Ngư dân bỏ nghề do đánh bắt hải sản thua lỗ
Ngư dân không có điều kiện vay vốn đóng tàu lớn vươn khơi. Ảnh: Xuân Hướng

Chúng tôi đến phường Vĩnh Trường vào một buổi sáng đầu tháng Tám, chứng kiến rất nhiều ngư dân phải bỏ nghề, bỏ xứ kiếm sống mà cảm thấy xót xa. Những chuyến tàu ra khơi rồi trở về tay không đã khiến không ít ngư dân lâm cảnh nợ nần, có chủ tàu phải bán tàu trả nợ. Nhiều người bỏ nghề đi biển chuyển làm công việc khác như: Phụ hồ, buôn bán, xe ôm, lên rừng làm rẫy, vào Nam làm công nhân…

khai thác thủy sản, đánh bắt thủy sản, bỏ nghề đánh cá, nghề đánh cá,

Có những chuyến ra khơi ngư dân thu về chỉ vài chục kg cá. Ảnh: Xuân Hướng

Ông Trần Văn Bảy (60 tuổi), gia đình đã 5 đời theo nghề đánh cá, hiện cư trú tại tổ dân phố Trường Thọ, phường Vĩnh Trường cho biết: “Trước kia, mỗi tháng gia đình tôi tổ chức khoảng 20 - 25 chuyến tàu ra khơi đánh cá. Cứ tối chúng tôi đi sáng lại về, chuyến nào cá cũng đầy thuyền, bữa ít được 5 - 7 tạ, nhiều thì 2 - 3 tấn. Hiện nay, hải sản gần bờ ngày càng khan hiếm, do đó mỗi tháng nhà tôi chỉ ra khơi khoảng 10 chuyến. Tháng 6, 7 vừa rồi ra khơi thất thu, không đủ chi phí tiền dầu, có chuyến gặp may thì được 5 tạ, 1 tấn cá tạp, cá cơm là chủ yếu. Mà cá cơm giá thấp, cá cơm xanh hiện tại giá chỉ 25.000 - 30.000/kg, cá cơm trắng 15.000 - 17.000/kg. Ngoài trả lương cho lao động trên tàu, còn phải lo tiền dầu, tiền mua sắm lưới, tiền bảo dưỡng tàu… Cứ thua lỗ mãi thế này, chỉ có nước bán tàu trả nợ và bỏ nghề thôi”.

“Chưa bao giờ tôi thấy nghề đánh bắt cá nơi đây lại khó khăn đến thế! Ra khơi rồi về tay không là chuyện thường nhật, bạn tàu đánh cá gắn bó với tôi đã bỏ đi gần hết, 4 con trai của tôi cũng có ý định lên bờ tìm việc khác làm. Vì chúng làm mà đâu có đủ tiền để nuôi vợ con. Trước đây, tổ dân phố Trường Thọ có khoảng 42 ghe, tàu đánh bắt hải sản, nhưng hiện chỉ còn lèo tèo 7 chiếc, trong đó 3 chiếc theo nghề đánh bắt mành chong đèn, 5 chiếc theo nghề đánh bắt lưới rút thưa. Rất nhiều ngư dân đã bỏ nghề, bán tàu hoặc cho tàu nằm bờ”, ông Bảy nuối tiếc.

Còn anh Nguyễn Tấn Hùng, một chủ tàu đánh cá ở tổ dân phố Trường Sơn, phường Vĩnh Trường ngậm ngùi: “Tôi bán tàu, bỏ nghề cá để chuyển sang chạy xe thồ rồi, vì đi biển một tháng thu nhập thấp, có tháng về tay không. Đã theo nghề biển thì ai cũng phải nợ, đóng tàu lớn vươn khơi ai chả phải vay ngân hàng, không trả được lãi, nợ cứ thế nhân lên, bán tàu cũng không trả hết nợ. Chạy xe thồ một tháng kiếm cũng được 3 - 4 triệu đồng, ít tiền nhưng được ở gần nhà, bên vợ, bên con. Bỏ nghề đi biển, trong người cũng thấy khó chịu lắm, nhưng vì cuộc sống, vì miếng cơm manh áo phải chịu vậy thôi”.

khai thác thủy sản, đánh bắt thủy sản, bỏ nghề đánh cá, nghề đánh cá,
Cá cơm được thương lái thu mua với giá thấp. Ảnh: Xuân Hướng

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thái Học, Phó Chủ tịch UBND Phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang cho biết: “Sáu tháng đầu năm 2017, sản lượng khai thác hải sản của phường Vĩnh Trường ước đạt 2.700 tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, địa phương có 430 tàu thuyền các loại, trong đó 332 tàu cá đánh bắt hải sản, 98 tàu dịch vụ thu mua hải sản. Do ngư dân đánh bắt theo cách hủy diệt, thiếu bền vững, môi trường thay đổi, ô nhiễm nguồn nước...  nên nguồn thủy sản ven bờ giảm sút. Hiện nay, nghề đánh bắt cá gần bờ như: Mành chong đèn, lưới rút trũ, giã cào bay, mành rút thưa gặp rất nhiều khó khăn do hải sản cạn kiệt. Ngư dân người thì bán thuyền lên bờ kiếm việc làm, người làm thêm nghề câu để bù chi phí hoặc chuyển sang ngư trường các tỉnh bạn”.

Cũng theo ông Học: “Trước đây, mỗi sáng sớm, cảng cá Vĩnh Trường tấp nập người mua kẻ bán, còn hiện nay cảng đã đóng cửa, cảnh mua bán trở nên thưa thớt. Sản lượng đánh bắt của ngư dân liên tục giảm sút, ước tính mỗi năm giảm từ 7 - 10%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống ngư dân, công tác xóa đói, giảm nghèo của địa phương cũng gặp khó. Hiện nay, phường có hơn 3.800 hộ dân (29.000 nhân khẩu) trong đó có 163 hộ nghèo, 960 hộ cận nghèo. Nếu khó khăn này không được tháo gỡ thì tỷ lệ hộ nghèo có nguy cơ tăng lên”.

“Trước tình hình đó, UBND phường Vĩnh Trường giao cho Hội Nông dân phường vận động ngư dân chuyển đổi từ đánh bắt gần bờ sang liên kết đóng tàu lớn đánh bắt xa bờ, thực hiện theo Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn phường mới có 2 hộ gia đình được vay vốn đóng tàu cá công suất lớn vươn khơi, 43 tàu cá được hỗ trợ với tổng kinh phí là 28 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn ngư dân vẫn chưa được vay vốn để đóng tàu đánh bắt cá xa bờ là do không có tài sản để thế chấp, việc vay từ 5 - 10 tỷ đồng từ ngân hàng là điều rất khó. Ngư dân muốn vươn khơi chỉ còn biết “ngồi chờ” vào sự hỗ trợ vốn của Nhà nước, mà vốn Nhà nước thì có hạn”, ông Học trần tình.

Trước thực trạng trên, thiết nghĩ, UBND tỉnh Khánh Hòa cần phải có kế hoạch hỗ trợ, quan tâm đến ngư dân nhiều hơn nữa, phải tổ chức nhiều hơn những lớp tập huấn tại chỗ cho ngư dân, giúp họ tiếp thu, tiếp cận công nghệ, đồng thời ưu tiên cho người dân vay vốn đóng tàu vươn khơi bám biển, thúc đẩy phát triển nghề biển, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển quê hương.
 

Báo Thanh Tra
Đăng ngày 22/08/2017
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 03:53 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 03:53 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 03:53 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 03:53 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 03:53 27/04/2024