Nhân giống thành công cá chình, cá trê đặc hữu ở đảo Ngọc

Cá trê Phú Quốc (cá chình suối) loài cá quý hiếm,  đặc hữu tự nhiên trong khu dự trữ sinh quyển Phú Quốc (Kiên Giang) có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức nếu không được kiểm soát…

Nhân giống thành công cá chình, cá trê đặc hữu ở đảo Ngọc

Nông dân đang thu hoạch cá.

Cá chình suối được mô tả là loài cá có đầu nhỏ, mặt lưng hơi cong, mặt bụng thẳng, cặp lỗ mũi trước dạng ống, mắt nhỏ hình o vanl, xương chẩm ngắn và hơi tròn, thóp trán ngắn có hình dạng gần giống “chiếc giày”, môi có nếp gấp và nhiều thịt, cơ thể hình ống, dạng chình và trở nên dẹt đứng ở phần cuống đuôi, da cá trơn láng, vây lưng dài, thân có màu nâu đậm ở phần lưng, nhạt dần về phần bụng… sống ở những suối có dòng nước chảy nhẹ, ẩn mình trong hang ốc nhỏ dưới các gốc cây chết ở các bưng trong rừng.

Với một số đặc điểm riêng, cá trê suối Phú Quốc khác biệt với các loài cá hiện có trên thế giới cũng như ở các vùng khác trên đất nước ta như cá trê đen, cá trê trắng, cá trê vàng, cá trê xám, cá trê đuôi vẹo niêu và cá trê đuôi vẹo cata. Nhận thấy đây là cá quí và có nguy cơ tuyệt chủng, thạc sĩ Đặng Khánh Hồng, phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Kiên Giang đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê suối ở đảo Phú Quốc”.

Nhóm nghiên cứu đã trao đổi với tiến sĩ Heok Hee Ng, một nhà Ngư loại học đang công tác tại Viện bảo tàng Raffles về nghiên cứu đa dạng sinh học của ĐH Quốc gia Singapore về cá chình suối Phú Quốc. Tiến sĩ Hee Ng đã khuyến khích nhóm nghiên cứu công bố cá trê Phú Quốc là loài chưa được mô tả của thế giới. Nhóm nghiên cứu đã gửi mẫu cá trê Phú Quốc đến Viện bảo tàng Raffles và mời tiến sĩ Hee Ng cùng tham gia công bố đây là loài mới của thế giới.  Sau khi bài báo khoa học về cá trê Phú Quốc được công bố trên tạp chí chuyên ngành Zootaxa, cá chình suối đã chính thức có tên là Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011.

“Là một loài đặc hữu, số lượng ít. Mấy năm trở về trước, người dân sống ở ven các dòng suối chỉ quen khai thác, chưa biết nuôi thương phẩm nên số lượng cá ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Từ khi cá trê suối Phú Quốc được nhân giống thành công và được công nhận là một loài mới của thế giới thì người dân ở đây bắt tay vào phát triển nghề nuôi thủy sản mới vừa mang tính chất bảo tồn nguồn lợi tự nhiên vừa phát triển kinh tế gia đình” – Thạc sĩ Đặng Khánh Hồng, phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Kiên Giang cho biết. Với 30-40 con/kg, cá bố mẹ được thả với  mật độ 2 con/m² trong diện tích 100m² tại hộ ông Lê Văn Năm đã cho sản lượng thu hoạch từ 89,10-96kg/ao. “Nuôi cá chình suối Phú Quốc trước đây người dân chưa từng nghĩ đến, khi được cán bộ khuyến nông vận động thực hiện mô hình nuôi cá chình suối, tôi cũng băn khoăn lắm không biết có nuôi thành công không nên chỉ nuôi một ao nhỏ 100m2.

Đến nay, tôi thấy nuôi cá chình suối cũng đơn giản, chi phí đầu vào không cao,  năng suất và giá thành cao nên trong thời gian tới tôi sẽ mở rộng diện tích ao nuôi” – ông Năm chia sẻ.  “Nuôi cá trê suối là hướng đi mới của gia đình tôi hiện nay bởi là loài cá quý có giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng” – chị Đoàn Thị Nhị ngụ tại ấp Gành Gió, xã Dương Tơ chia sẻ. “Thị trường hiện nay rất khan hiếm nguồn cá trê suối nên rất thu hút người dân nuôi cá bởi tỉ lệ sống của cá rất cao cho sản lượng thu hoạch từ 90-100kg/ao, trọng lượng cá đạt trung bình 550gr/con. Cá thương phẩm với giá 120.000đ/kg ở địa phương, 200.000đ ở trong Rạch Giá, cá giống có giá từ 160.000đ-200.000đ đã đem lại lợi nhuận trung bình 11.174.000đ/ao nuôi nên cả huyện hiện nay có trên dưới 50 hộ nuôi và sẽ còn tăng nữa trong tương lai” – ông Trần Hữu Trí, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ hào hứng cho biết về tiềm năng phát triển của nghề mới.

Cá trê suối Phú Quốc chất lượng thịt ngon, thị trường đang có nhu cầu ngày càng tăng. “Cá chình suối làm nhiều món như nấu canh chua, nấu mẻ, nướng cuốn bánh tráng, hấp hèm… thịt thơm ngon, hơi dai, chắc thịt… là một trong những món ăn “đinh” của gia đình mỗi khi có khách quý và một số nhà hàng, khách sạn ở Phú Quốc cũng như Rạch Giá. Đến Phú Quốc mà không được thưởng thức các món ăn được làm từ cá chình suối được xem như chưa đến Phú Quốc”  -Tiến sĩ Nguyễn Xuân Niệm, phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Kiên Giang, nhận định.

Việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê suối Phú Quốc đã mở ra hướng chăn nuôi mới vừa bảo vệ nguồn lợi tự nhiên đặc hữu, vừa cung cấp các món ăn đặc trưng từ cá chình suối quảng bá du khách, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, từng bước giúp người dân xứ đảo phát triển sản xuất vươn lên làm giàu.

Nhân đạo và đời sống, 05/04/2012
Đăng ngày 05/04/2012
Trương Anh Sáng
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 17:01 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 17:01 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 17:01 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 17:01 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 17:01 26/11/2024
Some text some message..