Nhan nhản hóa chất tẩy lừ

Hóa chất dùng để tẩy cheo lừ, lưới đang bán nhiều nơi, được ngư dân mua về sử dụng hàng ngày khiến đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có nguy cơ ô nhiễm, làm suy giảm nhiều loài thủy sản…

chiếc lừ
Nhiều chiếc lừ vừa được tẩy trắng bằng hóa chất

Bán “chui”

Dạo quanh một số địa điểm ở TP. Huế, việc bán hóa chất tẩy trắng cheo lừ, lưới tuy không công khai nhưng chỉ cần biết địa điểm, có người giới thiệu thì việc hỏi mua khá dễ dàng!

Tại tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng (phường Phú Hòa) - “thủ phủ” của các gian hàng bán ngư lưới cụ, hỏi mua hóa chất tẩy lừ, ông N., chủ cửa hàng bán lưới sau một hồi “ngó nghiêng” bảo: “Không có”. Nói đoạn ông N., chỉ sang quầy bà B.: “Sang bên đó mà hỏi”. Sau khi chúng tôi giãi bày là nhà ở đầm Cầu Hai, mua ít hóa chất về tẩy lừ cho gia đình, bà B. xởi lởi: “Rứa à. Mấy chủ quán ở đây đều có bán cả nhưng tưởng các chú làm bên “liên ngành”, sợ bị bắt đó. Mua mấy cân, bao nhiêu cũng có cả”.

Chưa dứt câu, bà B., dẫn chúng tôi vào trong “kho hàng”, qua một lối đi chỉ vừa một người, chỉ có chúng tôi xem mấy bao hóa chất bỏ la liệt giữa nền kho. Bà B., cho biết: “Chất này tui cũng không biết là chất chi, chỉ nhập từ trong Nam ra bán. Ở đây, nhiều chủ cửa hàng ở vùng ven đầm phá đều lên mua ở tui về bán lại cả. Một cân chất ni có thể trộn từ 1 - 2 m3 nước, tẩy được cả đống lừ, trắng tinh”.

Theo quan sát của chúng tôi, “hóa chất lạ” có màu trắng, không mùi, dạng bột mịn như bột ngọt. Mỗi cân được bà B., bán với giá 40 nghìn đồng. Trong kho hàng bà B., hóa chất này được đóng từng bao màu trắng, khoảng 30 - 50kg/bao, không có nhãn mác hay bất cứ một thông tin nào về đơn vị, nơi sản xuất. Thấy tôi dò hỏi, bà B., phán chắc nịch: “Chú mua tẩy lừ hay tẩy chi? Bảo đảm trắng, sạch. Cứ lấy vài cân về thử, được thì mai mốt lên lấy cho dì. Nếu lấy trên 50kg cũng có, giảm giá xuống 37 nghìn/kg, tui gửi xe mang về tận nhà luôn”.

Theo lời bà B., trên trục đường Huỳnh Thúc Kháng có khoảng gần chục địa điểm có bán hóa chất tẩy lừ, nhưng phải có người quen, xe ôm giới thiệu mới mua được. Hóa chất này còn được bán “chui” ở một số tuyến đường gần chợ Tây Lộc (phường Tây Lộc).

Không chỉ những địa điểm bán hóa chất “chui” trên thành phố, ở các địa phương vùng ven đầm phá Tam Giang- Cầu Hai như Lộc Bình, Lộc Trì (huyện Phú Lộc) cũng “nhan nhản” điểm bán loại hóa chất tẩy lừ này. Ông Huỳnh Vệ (thôn Mai Gia Phường, xã Lộc Bình)- một hộ dân làm nghề thả lừ trên đầm phá cho biết: “Hóa chất tẩy lừ ngư dân mới sử dụng hơn hai năm trở lại đây, chủ một số quầy tạp hóa trên địa bàn xã không biết mua ở đâu về bán lại cho bà con. Trước đây, giặt trắng lừ làm thủ công rất vất vả. Giờ có chất tẩy ni thì chỉ cần một cân mình trộn với một khối nước là có thể tẩy được 100 lừ.”

Theo ông Vệ, việc hóa chất tẩy lừ giá rẻ, bán khá thông dụng, dễ mua mà hiệu quả tẩy rửa cao nên hầu hết những hộ dân có hoạt động sản xuất cheo lừ trên đầm phá ở địa phương đều sử dụng hóa chất này.

Vận động là chính

Ông Phan Thế Phúng, Chủ tịch UBND xã Lộc Bình cho hay: “Trước đây, địa phương có trên 5.000 lừ của 102 hộ dân ở thôn Tân Bình và Mai Gia Phường. Đến nay, sau khi sắp xếp lại, chỉ còn gần 1.000 lừ, nhưng việc sử dụng hóa chất tẩy lừ trên đầm phá vẫn còn khá phổ biến. Địa phương cũng chỉ biết đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến ngư dân về việc sử dụng hóa chất tẩy lừ là cấm, độc hại và ảnh hưởng đến môi trường đầm phá. Còn việc xử lý, cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.”

Ông Cái Trọng Như- Chủ tịch UBND xã Lộc Trì cho rằng: “Công tác quản lý dùng hóa chất tẩy lừ còn gặp nhiều bất cập do các hộ dân sử dụng trong gia đình, mang tính cá nhân từng hộ; đến nay chế tài xử lý vấn đề này vẫn chưa rõ ràng. Để chấm dứt tình trạng này cần một đơn vị chức năng có đủ thẩm quyền kiểm tra, xử phạt các chủ cơ sở bán hóa chất lạ này trên địa bàn mới xử lý tận gốc được. Mấy năm qua, trong các hội nghị về thủy sản, các địa phương vùng đầm phá đã kiến nghị vấn đề này rất nhiều, nhưng chưa được giải quyết.”

Theo ông Như, hiện Lộc Trì có 5.500 lừ của 170 hộ dân ở thôn Đông Hải và Lê Thái Thiện. Việc sử dụng khá phổ biến hóa chất tẩy trắng đã ảnh hưởng đến môi trường đầm phá, nguồn lợi thủy sản cũng như sức khỏe người sử dụng.

bán ngư lưới cụ
Chủ cơ sở bán ngư lưới cụ trên đường Huỳnh Thúc Kháng, TP Huế, lấy hóa chất tẩy lừ bán cho khách

Ông Nguyễn Việt Hùng - Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT) khẳng định: “Về mặt nguyên lý thì chất tẩy này là một loại axit. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình quan trắc nước ven đầm phá đơn vị chỉ quan trắc các chỉ số về độ PH, hàm lượng ôxy hòa tan, nhu cầu ôxy sinh hóa…, chứ không quan trắc chỉ tiêu về axit oxalic (loại hóa chất độc dùng để tẩy trắng). Nguyên nhân là vì trong quy chuẩn Việt Nam về quan trắc nước ven bờ hiện nay không quy định các thông số về các a xít hữu cơ này nên không kiểm tra được.”

Ông Hùng cũng cho rằng, về lâu dài, sử dụng hóa chất tẩy trắng lừ hàm lượng lớn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầm phá, khiến nhiều loài thủy sản nguy cơ tuyệt diệt.

Hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai có diện tích khoảng 23 nghìn ha với nguồn động, thực vật được đánh giá là phong phú nhất khu vực Đông Nam Á. Theo tính toán, cứ 100 lừ sử dụng tương đương 1 kg hóa chất tẩy trắng. Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 13.000 lừ thì có khoảng 1,3 tạ hóa chất tẩy trắng đổ ra đầm phá hàng ngày.

Báo Thừa Thiên Huế, 08/01/2016
Đăng ngày 10/01/2016
Nguyễn Khánh
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 14:48 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 14:48 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 14:48 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 14:48 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:48 22/01/2025
Some text some message..