Nhân rộng mô hình nuôi cá thát lát cườm trong vèo

Chỉ với 2 vèo cá thát lát cườm chưa đến 100m2, anh Nguyễn Anh Nguyên, ấp Thới Hiệp B, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Nhân rộng mô hình nuôi cá thát lát cườm trong vèo
Nhờ mô hình nuôi cá thát lát, anh Nguyễn Anh Nguyên có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Nhận thấy đây là mô hình kinh tế hiệu quả, thời gian qua, anh Nguyên đã hỗ trợ kỹ thuật, giúp nhiều thanh niên phát triển nghề nuôi cá thát lát cườm để có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Đầu năm 2016, anh Nguyên tận dụng diện tích 80m2 ao vườn để đầu tư 2 vèo nuôi 4.000 con cá thát lát cườm giống. Sau 6 tháng chăm sóc, tổng số cá đạt trọng lượng trên 800kg và được thương lái thu mua với giá 62.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí, anh Nguyên lời trên 20 triệu đồng.

Theo anh Nguyên, mô hình nuôi cá thát lát cườm trong vèo chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá thát lát cườm trong vèo, anh Nguyên cho biết: "Sau 45 ngày thả nuôi, cần tiến hành phân loại theo trọng lượng cá để thuận tiện chăm sóc.

1 ngày cho cá ăn từ 2-3 lần và số lượng thức ăn phải tăng dần theo trọng lượng của cá. Ngoài ra, phải chủ động phòng bệnh theo định kỳ và xử lý nguồn nước giúp cá khỏe mạnh".

Ngoài những kinh nghiệm bản thân, anh Nguyên thường tham quan và dự các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá thát lát do các ngành tổ chức để đúc kết kinh nghiệm.

Nhờ nắm chắc các quy trình, kỹ thuật chăm sóc cá thát lát cườm trong vèo nên các vụ cá đạt hiệu quả khá cao. Từ năm 2016 đến nay, anh Nguyên tiếp tục phát triển mô hình. Cứ thu hoạch xong một đợt là anh vệ sinh vèo để thả nuôi lại đợt tiếp theo.

Ngoài việc nuôi cá thát lát cườm trong vèo, anh Nguyên còn thả nuôi cá sặc rằn xung quanh các vèo.

Anh Nguyên kể, nuôi cá sặc rằn hoàn toàn không cho ăn thức ăn nhờ vào nguồn thức ăn thừa và rong rêu đeo bám vèo. Qua đó, mỗi đợt anh có thêm thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng từ việc nuôi cá sặc rằn.

Năm 2009, sau khi tốt nghiệp ngành Trung cấp Luật, anh Nguyên làm Phó Bí thư Xã đoàn Xuân Thắng. Đến năm 2016, anh Nguyên chuyển làm công chức văn hóa xã hội xã Xuân Thắng.

Ngoài việc làm kinh tế giỏi, anh Nguyên còn là công chức tiêu biểu, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để nâng cao kiến thức, đáp ứng yêu cầu công tác, hiện anh Nguyên đang học đại học ngành Luật.

Anh Đặng Tấn Dai, Phó Bí thư Xã đoàn Xuân Thắng, cho biết: "Năm 2016, Tổ hợp tác nuôi cá thát lát cườm được thành lập. Anh Nguyên luôn tích cực hỗ trợ kỹ thuật nuôi cá cho các thành viên.

Xã Đoàn cũng đứng ra ký hợp đồng với 1 công ty chuyên cung cấp thức ăn và thu mua cá thát lát thành phẩm tại TP Cần Thơ.

Sắp tới, Xã đoàn sẽ phối hợp với các ngành mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi và nhân giống cá thát lát cườm, đồng thời phấn đấu thành lập mỗi ấp 1 tổ hợp tác nuôi cá thát lát cườm...".

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 02/04/2017
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 13:39 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 13:39 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 13:39 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 13:39 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 13:39 18/02/2025
Some text some message..