Nhập khẩu tôm vào Mỹ có xu hướng giảm

Sau khi tăng liên tục trong 14 tháng, NK tôm của Mỹ đã giảm trong tháng 5 và 6 năm nay. Tồn kho cao và XK từ các nguồn cung chính đều gặp khó đã làm giảm nguồn cung tôm vào thị trường Mỹ.

Nhập khẩu tôm vào Mỹ có xu hướng giảm
Biểu đồ nhập khẩu tôm vào Mỹ 2016, 2018

Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 6 tháng đầu năm nay, Mỹ NK 303.637 tấn tôm, trị giá 2,8 tỷ USD, tăng 6% về khối lượng và 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Top 6 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ gồm Ấn Độ (chiếm thị phần 33,4%), Indonesia (21,7%), Ecuador (12,2%), Thái Lan (7,2%), Việt Nam (7,1%) và Trung Quốc (6,5%). Trong top 6 nguồn cung lớn nhất, NK từ Ấn Độ và Indonesia tăng tốt nhất trong khi NK từ Thái Lan giảm mạnh nhất.

Mặc dù NK tôm tăng trong 6 tháng đầu năm nhưng tháng 6/2018, NK tôm vào Mỹ đã giảm cả về khối lượng và giá trị. Mỹ NK 49.400 tấn tôm, giảm 8% so với tháng 6/2017 (53.455 tấn). Giá trị NK đạt 434,4 triệu USD, giảm từ 513,6 triệu USD NK trong tháng 6/2017. Tồn kho vẫn cao, giá NK trung bình giảm (giá NK tháng 6/2018 đạt 8,79 USD/kg so với 9,61 USD/kg của tháng 6/2017) do nguồn cung dư đã ảnh hưởng tới NK tôm vào Mỹ trong tháng 6 năm nay. Sau khi tăng liên tục trong 14 tháng, NK tôm của Mỹ đã giảm trong tháng 5 và 6 năm nay. Xu hướng này trái ngược với mọi năm khi tháng 6 là thời điểm NK tôm của Mỹ bắt đầu tăng.

Ấn Độ vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ trong tháng 6/2018, XK sang Mỹ 17.708 tấn, giảm 2% so với 18.014 tấn của tháng 6/2017. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2016, Mỹ giảm NK tôm từ Ấn Độ. NK tôm vào Mỹ từ Ấn Độ đang chững lại. Sau khi tăng 22% XK tôm sang Mỹ trong tháng 4/2018, XK tôm của Ấn Độ sang Mỹ trong tháng 5 chỉ tăng 4%. Nguồn cung dư và sự bất ổn trong thương mại tôm thế giới đã buộc người nuôi tôm Ấn Độ giảm 30% lượng thả nuôi. Khoảng 50% trại ương giống của Ấn Độ trong tình trạng đóng cửa.

Thái Lan giảm mạnh XK tôm sang Mỹ. Thái Lan XK 3.370 tấn tôm sang Mỹ trong tháng 6 năm nay, giảm 42% so với tháng 6/2017 (5.797 tấn). 2 đối thủ cạnh tranh của Thái Lan ở châu Á (Ấn Độ và Indonesia) chào giá XK thấp hơn của Thái Lan nên nước này khó cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Chi phí sản xuất tôm cao hơn cũng ảnh hưởng tới XK tôm của Thái Lan. Việc Chính phủ Thái Lan cấm NK tôm từ Ấn Độ làm tăng chi phí tôm nguyên liệu của Thái Lan và giảm khả năng cạnh tranh của các công ty chế biến Thái Lan và giảm nguồn cung tôm từ Thái Lan sang Mỹ.

NK tôm từ Trung Quốc vào Mỹ đạt 3.495 tấn trong tháng 6/2018, giảm 21% so với tháng 6/2017 (4.429 tấn). XK tôm Trung Quốc sang Mỹ sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Các nguồn cung tôm cho Mỹ trong đó có Việt Nam sẽ gặp phải những trở ngại nhất định trong XK tôm sang Mỹ thời gian tới do Mỹ sắp áp dụng Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu. Cuối tháng 4/2018, tôm chính thức được Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) đưa vào Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu Mỹ (SIMP). Theo đó, đến ngày 31/12/2018, các nhà NK tôm phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của chương trình SIMP.

Tại Hội thảo “Chương trình Giám sát Thủy sản NK vào Hoa Kỳ (SIMP) cho Tôm và Bào ngư” diễn ra tại Tp Hồ Chí Minh vào ngày 1/8/2018, bà Celeste Leroux, chuyên gia của NOAA cho biết, chương trình SIMP áp dụng với các lô hàng hải sản từ nước ngoài nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Theo đó nhà NK trong hồ sơ phải thường trú ở Hoa Kỳ và có giấy phép thương mại thủy sản quốc tế hiện hành. Ngoài ra, có hai loại thông tin truy xuất nguồn gốc bắt buộc phải có. Đó là thông tin về thu hoạch và cập bờ phải được báo cáo bằng điện tử tại thời điểm nhập khẩu thông qua Hệ thống dữ liệu thương mại quốc tế (ITDS) và hồ sơ chuỗi hành trình. Hồ sơ chuỗi hành trình là tài liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ lúc thu hoạch đến điểm nhập cảng Hoa Kỳ, phải được nhà NK lưu giữ trong 2 năm và có thể được yêu cầu xuất trình khi kiểm tra.

Bà Celeste Leroux cho biết thêm, quy tắc thiết lập SIMP chỉ áp dụng cho hải sản từ nước ngoài vào Hoa Kỳ. NOAA có thể hỗ trợ cho DN bằng cách gửi thông tin để NOAA xem xét giúp và sẽ cho DN biết nếu có bất kỳ thông tin nào bị thiếu trong chuỗi cung ứng mà phía nhà nhập khẩu Hoa Kỳ yêu cầu truy xuất. Đại diện NOAA cho rằng, do ở Việt Nam có nhiều trường hợp sản xuất nhỏ lẻ nên có thể làm việc cụ thể với NOAA. Tuy nhiên, các DN ít nhất phải có bằng chứng, chứng minh được rằng nông dân đó đã được cấp phép sản xuất theo quy hoạch.

Từ phía DN cũng cho rằng, các nhà xuất khẩu Việt Nam có uy tín đều đã thực hiện chương trình truy xuất nguồn gốc trong một thời gian dài, vì vậy các DN đã có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, một số quy định của SIMP khá chi tiết, thủ tục còn rườm rà buộc DN phải chuẩn bị thêm một đội ngũ để chuẩn bị hồ sơ, tốn thêm chi phí nhân công. Bên cạnh đó, với thời hạn chỉ còn vài tháng để chuẩn bị khá gấp, hàng hóa xuất đi dễ bị ách tắc trong giai đoạn đầu.

VASEP
Đăng ngày 16/08/2018
Kim Thu
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 03:40 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 03:40 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 03:40 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 03:40 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 03:40 20/04/2024