Một trong những doanh nghiệp này là Maruha Nichiro sẽ sớm bắt đầu xuất khẩu sang EU. Công ty có hoạt động nuôi cá ngừ hoàn toàn khép kín tại Saiki, Oita, và Kushimoto, Wakayama. Cả hai cơ sở nuôi này đều được chứng nhận an toàn để xuất khẩu sang châu Âu và công ty có kế hoạch bắt đầu bằng việc xuất khẩu cá ngừ sang Hà Lan trong vòng 1 năm tới, theo Nikkei Asian Report đưa tin.
Trong năm tài khóa 2017, doanh nghiệp này đã xuất khẩu gần 300 tấn cá ngừ được nuôi hoàn toàn, mang về doanh thu 8,05 triệu USD. Công ty đã tìm được cách tăng tỷ lệ sống của cá ngừ con ấp từ trứng và dự kiến sẽ có hoạt động kinh doah cá ngừ nuôi sinh lời trong năm tài khóa 2018, mang lại cơ sở để phát triển xuất khẩu. Châu Âu là thị trường xuất được lựa chọn bởi thị trường này đang trải qua cơn sốt ẩm thực Nhật Bản, theo giám đốc điều hành cong ty Akira Ito cho biết.
Ngoài ra, Kyokuyo và Feed One đã sẵn sàng mở rộng xuất khẩu, sử dụng các kênh bán hàng riêng lẻ của họ. Hai công ty dự kiến xuất khẩu tổng cộng khoảng 35 tấn cá ngừ sang thị trường Mỹ trong năm 2018 nhưng trong tương lai Feed One nhắm tới thị trường Singapore và các thị trường khác tại châu Á, trong khi Kyokuyo nhắm đến thị trường châu Âu. Mặc dù quan niệm cá ngừ nuôi sẽ không ăn các loại thức ăn công thức đã tồnt ại từ lâu nhưng Feed One đã phát triển một loại thức ăn cho cá ngừ; và Kyokuyo cung cấp bí quyết kỹ thuật nuôi cá ngừ. Cá ngừ nuôi cũng cần các thực phẩm như cá thu và các sardine để sinh trưởng nhưng thức ăn công thức có thể chiếm một tỷ trọng lớn hơn trong khẩu phần của cá, qua đso giúp bảo vệ các nguồn lợi cá khác trong tự nhiên. “Các nhà phân phối ở nước ngoài thích ý tưởng này bởi họ quan tâm tới bảo tồn tự nhiên”, theo chủ tịch Kyokuyo Makoto Inoue cho hay.
Vấn đề với khai thác cá ngừ là hoạt động này đe dọa bảo tồn khi con người có thể bắt cá ngừ trước khi chúng có cơ hội để sinh sản. Theo sách trắng về thủy sản, sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh năm 2015 chưa đến 50.000 tấn, chỉ bằng một nửa so với thời kỳ khai thác đỉnh cao. Các hạn chế khai thác gần đây giúp phục hồi nguồn lợi cá ngừ, đó là lý do vì sao Nhạt Bản đề xuất tăng hạn ngạch khai thác cho mỗi quốc gia thêm 15% trong cuộc họp Hội đồng Bắc bán cầu của Ủy ban Thủy sản tây và trung Thái Bình dương tổ chức hồi đầu tháng 9 tại Fukuoka. Tuy nhiên, Mỹ và các nước khác phản đổi đề xuất và mức hạn ngạch khai thác được giữ không đổi. Điều này nhấn mạnh việc bảo tồn biển tạo ra cơ hội kinh doanh cho cá ngừ nuôi hoàn toàn.
Tại Hà Lan – nơi ASC đặt trụ sở, ngày càng nhiều siêu thị dự trữ các sản phẩm thủy sản biển được chứng nhận. Để đạt chứng chỉ này, nhà sản xuất phải chứng minh hoạt động nuôi không tác động tới môi trường sinh thái xung quanh. Tại Nhật Bản, nhà bán lẻ lớn Aeon đã sẵn sàng bán một số loại cá chứng nhận ASC. ASC chưa chứng nhận bất cứ loại cá ngừ nào, nhưng những công ty như Maruha Nichiro hy vọng được phê duyệt chứng nhận với cá ngừ nuôi 100% của họ và sử dụng chứng nhận này để tăng cường kinh doanh trong khu vực.