Nhạy bén với mô hình nuôi cua đồng

Tôi gặp Đặng Văn Á mà trong nhóm thường gọi là Á cua đồng hết sức tình cờ trong một chuyến dã ngoại cuối tuần. Anh trẻ trung và năng động. Tôi thắc mắc cái biệt danh đó, anh cười không giải thích mà chỉ nói: “Khi nào có dịp, em mời anh ra Phú Long chơi khắc biết!”

nuoi cau dong
Nuôi cua đồng.

Tại thôn Phú Trường, thị trấn Phú Long, Hàm Thuận Bắc, anh là người đầu tiên và duy nhất, hiện nay đang mở trang trại cua đồng. Khởi sự, anh thuê 403m2 mặt nước nuôi cua đồng theo lối tự nhiên. Ban đầu anh thả 100kg cua Thái Lan mua từ miền Tây và 250kg cua đồng Bình Thuận. Tổng vốn tiền giống là 26,3 triệu đồng. Mỗi ngày anh cho cua ăn hai lần vào sáng và chiều. Thức ăn gồm trùn quế, rau muống, cá, ốc bươu… Chỉ sau 3 tháng, cua phát triển nhanh và cho năng suất cao. Để cua lớn không ăn cua bé, anh cho biết: “Cua trưởng thành lúc nào cũng phải được ăn no!”.

 Chỉ sau 3 tháng thả giống, sau khi trừ chi phí tiền thuê mặt nước, tiền công người chăm sóc, thức ăn… anh thu nhập từ trại cua đồng mỗi tháng từ 3,5 - 4 triệu đồng. Mỗi ngày anh bán từ 10 - 15kg cua cho các nhà hàng với giá 50.000 - 55.000 đồng/kg. Cua đồng rất tốt cho sức khỏe, hàm lượng dinh dưỡng cao, tăng cường khoáng chất cho người cao tuổi, người bệnh… Đặc biệt, người bị nội thương lấy cua đồng xay nhuyễn lọc nước uống sống sẽ mau lành bệnh. Ngoài món cua rang me, cua đồng còn được chế biến các món khác như cua xào sả ớt, chả cua, bún riêu cua… Hướng tới, khi thị trường tiêu thụ mạnh, anh dự kiến sẽ mở rộng quy mô lên 5.000m2.

“Là sinh viên năm thứ 2 khoa Quản trị kinh doanh tổng hợp của Trường Đại học Phan Thiết, lấy vốn đâu mà mở trại nuôi cua?”- tôi hỏi. Anh cười cho biết: Kỳ thực mà nói, khởi sự của em từ nuôi bồ câu Pháp chung với anh Nguyễn Văn Tánh ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp quê em. Lúc đó, em mượn mẹ 30 triệu đồng để đầu tư cùng anh Tánh. Có lãi từ trại nuôi bồ câu, sau một thời gian ngắn em trả hết nợ cho mẹ, sau đó em cùng với người dượng ở thôn Phú Trường, thị trấn Phú Long lại đầu tư nuôi dông với diện tích 2.000m2. Lãi từ nuôi dông lại hùn với người anh nuôi 100 con dê ở xã Hồng Phong (Bắc Bình). Từ mô hình nuôi bồ câu Pháp, nuôi dông, nuôi dê, đầu năm nay Á mở trại nuôi cua đồng. Từ các mô hình trên mỗi năm Á lãi hơn 100 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập khá lớn của một anh sinh viên.

Đặng Văn Á nói: “Chắc là anh nghĩ, em đang đi học, thời gian đâu mà làm kinh tế phải không? Đúng vậy đó anh! Tất cả em thuê người làm, người quản lý, em chỉ lo chạy đầu ra mà thôi! Dê, dông, bồ câu, cua đồng em không chỉ bán thương phẩm mà còn cung cấp con giống cho những ai có nhu cầu. Tuy học quản trị kinh doanh nhưng ước nguyện của em khi ra trường vẫn theo đuổi lĩnh vực nông nghiệp như hiện nay em đang thực hiện”.

báo Bình Thuận
Đăng ngày 20/09/2012
HỮU CÁN
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 10:44 12/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 10:44 12/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 10:44 12/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 10:44 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 10:44 12/09/2024
Some text some message..