Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ dị hình của ấu trùng cá chim vây vàng

Nghiên cứu mới đây của Trần Thị Mai Hương và ctv tại Trung tâm quốc gia Giống hải sản miền Bắc, Cát Bà, Hải Phòng cho rằng để giảm tỉ lệ dị hình trong quá trình ương nuôi nên duy trì nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn ương phôi ấu trùng.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ dị hình của ấu trùng cá chim vây vàng
Cá chim vây vàng

Cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii) đã được nuôi thành công ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc (Gopakumar, 2012; Pinlan et al. 2007). Tại Việt Nam, đây là đối tượng nuôi mới, đang được khuyến khích trở thành đối tượng nuôi chính vì có giá trị kinh tế cao, kích thước cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, lại có hình thái đẹp, thịt thơm ngon, ít xương, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước rất lớn. Cá Chim vây vàng thuộc loài cá rộng muối cá có thể sống được ở độ mặn từ 3 - 33 ppt, nhiệt độ từ 22 – 30oC, oxy hòa tan trên 2,5 ppm.

Cá Chim vây vàng lần đầu tiên được được sinh sản nhân tạo tại Việt Nam vào  2006 thông qua dự án tiếp nhận công nghệ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình ương nuôi giống cá Chim vây vàng gặp rất nhiều khó khăn về thức ăn, mật độ ương nuôi, dịch bệnh, thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột gây ra tỷ lệ dị hình ở giai đoạn cá giống cao ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giống. Trong sản xuất giống cá biển, công đoạn ấp trứng là một trong những khâu quan trọng quyết định đến số lượng và chất lượng cá bột. Đây là công đoạn cung cấp nguyên liệu đầu tiên quan trọng trong quy trình sản xuất cá giống. Môi trường ấp có ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng (Kawahara et al., 1997), đặc biệt là nhiệt độ (Petereit et al., 2008).

Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng, phát triển tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình trong quá trình phát triển phôi. Nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình phát triển phôi (Small and Bates, 2001; Lin et al., 2006), Ngoài ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của trứng, nhiệt độ nằm ngoài khoảng tối ưu có thể làm gia tăng tỷ lệ dị hình của ấu trùng (Laurence and Roger, 1976; Linden et al., 1979; Das et al., 2006).

Một số hình ảnh ấu trùng dị hình

Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển ấu trùng cá chim vây vàng là cần thiết nhằm xác định nhiệt độ tối ưu trong quá trình ấp trứng cá chim vây vàng. Nghiên cứu này sẽ giúp hoàn thiện quy trình sản xuất nhân tạo giống cá chim vây vàng.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí ở các mức nhiệt độ: 24, 26, 28, 30 và 32oC, trứng được ấp trong điều kiện độ mặn 30‰, trứng ấp trong xô nhựa có thể tích ấp 50 L với mật độ 50 trứng/L, các xô nhựa có sục khí liên tục đảm bảo trứng được đảo đều không lắng vón và máy nâng nhiệt để đảm bảo mức nhiệt độ yêu cầu. 

Một số chỉ tiêu theo dõi: thời gian phát triển phôi, thời gian ấp, thời gian nở, tỷ lệ nở của trứng, tỷ lệ sống của ấu trùng sau 5 và 40 ngày tuổi và tỷ lệ ấu trùng dị hình của mỗi lô thí nghiệm

Kết quả


Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tốc độ tăng trưởng khối lượng ấu trùng cá chim vây vàng giai đoạn 2 - 40 ngày nuôi

Kết quả cho thấy khi ấp trứng ở nhiệt độ 32oC cho tỉ lệ dị hình cao nhất là 31,1% và 30oC  là 16,7% trong khi đó ấp trứng ở nhiệt độ từ 24 – 28oC cho tỷ lệ dị hình thấp (3,3 - 7,8%), tỷ lệ nở cao (43,8 - 47,7%) và tỷ lệ sống của ấu trùng sau 5 ngày ấp cao (56,8 - 58,6%). Ở mức nhiệt 32oC không còn cá thể nào sống sót, ở mức nhiệt 30oC  cho tỷ lệ sống 35,9%.

Nhiệt độ 26 - 28oC cho tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá chim vây vàng giai đoạn 2 - 40 ngày tuổi thấp nhất (3,98 - 4,02%) và tỷ lệ sống cao nhất (10,48 - 10,69%). Ở mức nhiệt 28oC cho khối lượng, chiều dài (0,68 g và 2,87cm/cá thể) vượt trội so với các mức nhiệt độ khác. 

Cá chim là loài cá phân bố ở vùng biển ấm nên mức nhiệt 26 - 28 oC. Do đó, để đạt được kết quả tốt nhất, giảm thiểu tỉ lệ dị hình bà con nên ấp trứng và ương nuôi ấu trùng cá chim vây vàng đến 40 ngày tuổi ở ngưỡng nhiệt độ dao động trong khoảng 26 – 28 oC là tốt nhất để đạt được năng suất cao và chất lượng giống tốt. Đây cũng là mức nhiệt độ tìm thấy nhiều cá chim phân bố trong tự nhiên.

Theo Tạp chí khoa học nông nghiệp


Đăng ngày 04/10/2019
NHƯ HUỲNH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 05:59 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:59 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 05:59 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 05:59 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 05:59 05/12/2024
Some text some message..