Nhiều bất cập trong quản lý tàu cá

Nhiều bất cập trong quản lý tàu cá, cần giải quyết vướng mắc để gỡ khó cho ngư dân.

quản lý tàu cá
Dù có công suất 300CV, tuy nhiên do chiều dài chưa đủ 15m, tàu của ông Nguyễn Thanh Hoàng (ấp An Hòa, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ) không thể ra đánh bắt vùng khơi như trước đây.

Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019 với nhiều điểm mới, được đánh giá là bước chuyển hướng ngư dân đánh bắt có trách nhiệm, nhằm phát triển bền vững nghề đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, áp dụng Luật vào thực tiễn đã làm nảy sinh không ít bất cập liên quan đến việc chuyển đổi phương thức quản lý, điều kiện quy định tàu khi ra khơi, hạn ngạch khai thác…

Nhiều vướng mắc

Ông Nguyễn Bi, Trưởng phòng Quản lý Khai thác và Phát triển nguyên liệu thủy sản, Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) phân tích: Việc chuyển đổi phương thức quản lý tàu cá từ công suất (CV) sang chiều dài (m) và cấp hạn ngạch khai thác cho tàu cá còn nhiều bất cập. Cụ thể, nhiều ngư dân có tàu cá công suất 90CV (trước đây là tàu khai thác xa bờ), nay do có chiều dài dưới 15m, nên không được cấp hạn ngạch khai thác vùng khơi. Thậm chí, có tàu công suất trên 300CV làm nghề lưới vây, rê, chụp mực… nhưng vì chiều dài dưới 15m không được cấp phép vùng khơi, phải vào vùng lộng, không đúng luồng. Trong khi đó, tàu công suất chỉ 30-50CV, nhưng chiều dài trên 15m, trước đây chỉ đánh bắt vùng lộng và ven bờ lại buộc phải ra khơi. Đối với loại tàu này, việc ra khơi không bảo đảm an toàn và không có nghề khai thác phù hợp.

Ngư dân Nguyễn Thanh Bình, ấp An Hải, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ cho biết: 5 tàu cá của gia đình ông đều có công suất trên 200CV. Trung bình mỗi năm ra khơi 9-10 chuyến, lợi nhuận thu về khoảng 250 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, theo Luật Thủy sản 2017, tàu dưới 15m không được phép hoạt động vùng khơi. Với quy định này, ông Bình có 3 tàu không được phép ra khơi do chiều dài dưới 15m. “Với những tàu không đúng theo quy định, muốn ra khơi đánh bắt theo luật mới thì phải cải hoán, nâng cấp chiều dài, rất phức tạp và tốn kém, ngư dân chúng tôi khó lòng thực hiện”, ông Bình cho hay.

Khó khăn không chỉ nằm ở đó, ông Nguyễn Thanh Hoàng, ngư dân ấp An Hòa, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ thông tin thêm, mấy chục năm nay, ông làm nghề đánh bắt thủy sản vùng khơi. Sau khi đánh bắt về, thuyền được cập bến tại Cảng HTX Dịch vụ khai thác thủy sản Lộc An. Tuy nhiên, theo Luật Thủy sản 2017, tàu cá khi cập bến phải có giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản của cảng cá loại III mới được tiếp tục ra khơi. Trong khi đó, Cảng HTX dịch vụ khai thác thủy sản Lộc An chưa được công bố đủ tiêu chuẩn cảng loại III. Do vậy, ông Hoàng và nhiều ngư dân tại đây sau khi đánh bắt về phải cập cảng Lộc An, cách đó 1,5km, gây nhiều khó khăn.

Gỡ khó cho ngư dân

Để tháo gỡ khó khăn cho ngư dân khi thực hiện Luật Thủy sản 2017, mới đây, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan đến Luật Thủy sản 2017; nhất là những bất cập liên quan đến việc chuyển đổi phương thức quản lý tàu cá từ công suất sang chiều dài; cấp hạn ngạch khai thác cho tàu cá; quy định cảng cá đủ tiêu chuẩn; quy định về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu trên biển... để tham mưu tỉnh kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành kịp thời điều chỉnh phù hợp, giúp ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển.

Luật Thủy sản 2017 ra đời là bước ngoặt quan trọng chuyển đổi từ “nghề cá nhân dân” sang “nghề cá có trách nhiệm”, góp phần khắc phục “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về các quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, theo quy định (IUU). Do vậy, việc sớm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng Luật vào thực tế sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì nguồn lợi thủy sản, bảo đảm phát triển nghề cá hiệu quả, an toàn, bền vững.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 04/11/2020
Phúc Hiếu
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 04:29 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 04:29 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 04:29 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:29 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 04:29 17/11/2024
Some text some message..