Nhiều bất cập trong quy hoạch nuôi trồng, chế biến thủy sản

Ngày 10-4, ông Trần Thanh Bình, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc của Thường trực HĐND tỉnh với các sở, ngành về tình hình thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản, vấn đề khai thác cát trái phép và vấn đề ô nhiễm môi trường trên sông Chà Và.

cá bóp
Các cơ quan chức năng lấy thông tin, mẫu nước, mẫu cá chết tại hiện trường vụ chết 11 tấn cá nuôi trên sông Chà Và ngày 25-12-2013. Ảnh: Đỗ Hoàng.

Đại diện Sở NN-PTNT cho biết, theo quy hoạch từ năm 2007, diện tích nuôi cá lồng bè được chia thành 7 vùng nuôi, với tổng diện tích 64,8ha; diện tích nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ gồm 9 bãi triều, với tổng diện tích 72,4ha. Năm 2010 số hộ nuôi tại khu vực sông Chà Và là 163 hộ, với tổng diện tích 129,5ha, đến nay còn 150 hộ nuôi, với tổng diện tích 90,7ha. Hiện Sở NN-PTNT đã hoàn thành công tác điều tra, khảo sát quy hoạch, sẽ trình dự thảo báo cáo quy hoạch vào cuối tháng 4-2014. Sở NN-PTNT cũng đã xây dựng và hoàn thành dự thảo quy chế quản lý nuôi thủy sản bằng lồng bè, đang chờ ý kiến của Sở Tư pháp để trình UBND tỉnh ban hành trong thời gian tới.

Tại cuộc họp, đại diện Sở GT-VT cho biết, tình hình khai thác cát lậu vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, các dự án nạo vét luồng, khai thác mỏ tại khu vực này đã dừng theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Các ý kiến tại cuộc họp cho rằng, 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Chà Và là do khai thác cát trái phép, ô nhiễm môi trường cống thải số 6 và mật độ nuôi quá cao.

Kết luận buổi làm việc, ông Trần Thanh Bình cho rằng, công tác quản lý, quy hoạch nuôi trồng thủy cần theo kịp nhu cầu. Thế nhưng, thực tế việc quy hoạch cũng tồn tại bất cập, vừa quy hoạch nuôi trồng thủy sản lại vừa quy hoạch khai thác cát và nhà máy chế biến thủy sản. Ngoài ra, công tác phối hợp giữa các ngành và địa phương vẫn chưa chặt chẽ, để xảy ra tình trạng nuôi lồng bè và tình trạng hút cát trái phép. Sở TN-MT cần tăng cường kiểm tra, giám sát, nếu cơ sở nào vi phạm thì phải kiên quyết xử lý và có thể đóng cửa hoạt động.

Báo Bà Rịa- Vũng Tàu, 11/04/2014
Đăng ngày 13/04/2014
Thành Huy
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 03:23 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 03:23 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 03:23 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 03:23 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 03:23 27/11/2024
Some text some message..