Nhiều sai phạm làm công trình nuôi tôm tiền tỷ bỏ xó

Sau khi đưa vào vận hành, nhiều hạng mục của Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) tập trung Phúc Lộc, xã Thạch Khê Thạch Hà (Hà Tĩnh) với tổng mức đầu tư hơn 5,4 tỷ đồng đã bộc lộ những bất cập, nguy cơ lãng phí nguồn vốn đầu tư.

Nhiều sai phạm làm công trình nuôi tôm tiền tỷ bỏ xó
Máy bơm công suất quá yếu khiến người nuôi than trời.

Tiền tỷ… bỏ xó!

Cuối năm 2016, 31 hộ NTTS tập trung Phúc Lộc, xã Thạch Khê Thạch Hà (Hà Tĩnh) hết sức vui mừng, phấn khởi khi được nhà nước (Ban Quản lý các dự án ODA ngành nông nghiệp Hà Tĩnh làm chủ đầu tư) đầu tư xây dựng trạm bơm và một số hạng mục liên quan giúp các hộ chủ động nước, nâng cao năng suất, chất lượng nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể, dự án có tổng mức đầu tư hơn 5,4 tỷ đồng, gồm các hạng mục chính: trạm bơm; ống cấp nước cho các ao nuôi; nạo vét nâng cấp ao thải, ao lắng; cống vào ra ao chứa, ao lắng; đường điện... Dự án được triển khai xây dựng năm 2016 và đến cuối năm 2017 hoàn thành đưa vào sử dụng.


Trạm bơm, một trong những hạng mục của dự án khi đưa vào vận hành đã bộc lộ bất cập, phải đóng cửa im lìm.

Tuy nhiên, theo trình bày của các hộ NTTS, ngay khi đưa vào vận hành công trình đã bộc lộ những bất cập. Trạm bơm hoạt động cấp nước rất yếu, hệ thống cấp điện cho trạm bơm phải nhờ tạm, chưa ổn định, hệ thống xả thải và nguồn cấp nước cùng một điểm ảnh hưởng lớn đến an toàn dịch bệnh…

“Sau khi hoàn thành công trình, đưa vào chạy thử, chúng tôi rất thất vọng vì công suất bơm quá chậm. Những ao ở cuối nguồn bơm cả ngày cũng chưa đủ nước. Sau lần chạy thử, trạm bơm chỉ hoạt động một vài lần rồi đắp chiếu từ đó đến nay” – ông Lưu Thăng Long – Giám đốc HTX NTTS Phúc Lộc cho biết.

Cũng theo người dân ở đây cho biết, không chỉ công suất trạm bơm rất yếu, mà việc thiết kế hệ thống cấp nước – và xả vào chung 1 vùng “xả đó, hút đó”, không có hệ thống ngăn cách rất bất cập, ảnh hưởng lớn đến an toàn dịch bệnh. Ngoài ra, hệ thống hố ga, khóa đóng mở cấp nước cho các ao rất khó sử dụng…

“Thông thường, mỗi khi bắt đầu các vụ nuôi, chúng tôi lựa chọn thời điểm đình triều để lấy nước vào ao nuôi, tuy nhiên hệ thống ống dẫn nước và máy bơm của dự án có công suất, kích thước quá nhỏ, không thể cung cấp đủ nước khi thủy triều vùng nuôi đạt đỉnh, buộc các hộ nuôi phải lấy nước trong nhiều ngày, ảnh hưởng đến các công đoạn xử lý nước trước khi thả tôm” - ông Trương Đăng Chương, một trong những hộ nuôi tôm bức xúc.


Hệ thống hố ga, khóa đóng mở cấp nước cho các ao khó sử dụng…

Ngoài những bất cập trên, đến nay vẫn chưa có nguồn điện chính thức cấp cho trạm bơm hoạt động, mỗi lần chạy máy phải xin đấu điện từ trạm biến áp của các hộ dân.

“Dự án về người dân chúng tôi nghĩ đỡ vất vả hơn trong nuôi trồng, nhưng dự án có cũng như không. Chúng tôi mong muốn các đơn vị liên quan sớm khắc phục, xử lý những bất cập, sửa chữa hệ thống trạm bơm để có nguồn nước sạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn” – ông Trương Đăng Chương – một trong những hộ nuôi trồng thủy sản ở đây bức xúc, nói.

Nhiều sai phạm trong quá trình triển khai dự án

Theo phản ánh của lãnh đạo chính quyền và người dân xã Thạch Khê, bên cạnh việc gây lãng phí nguồn lực đầu tư hàng tỷ đồng, quá trình triển khai xây dựng dự án nâng cấp hạ tầng vùng NTTS tập trung Phúc Lộc đã xảy ra nhiều sai phạm như: xâm lấn rừng phòng hộ; vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, đê điều.

Cụ thể, sau khi đơn vị thi công đã đào đắp được khoảng hơn 4,7 ha ao lắng giữa rừng đước phía ngoài đê Hữu Phủ. Chính quyền và người dân địa phương phát hiện đây là khu vực rừng và đất lâm nghiệp thuộc đối tượng rừng phòng hộ trong hành lang bảo vệ đê điều của tuyến đê Hữu Phủ, tiểu khu 285, xã Thạch Khê.

Thế nhưng, quá trình triển khai thi công, chủ đầu tư chưa hề có kế hoạch sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, rừng của cấp có thẩm quyền theo quy định. Chủ đầu tư cũng chưa có văn bản cấp phép đối với hoạt động liên quan đến đê điều và sử dụng hành lang an toàn đê điều.

Sau khi các cơ quan chức năng chỉ ra những sai phạm, chủ đầu tư dự án đã đưa ra phương án tháo gỡ theo kiểu “nóng tay bắt lỗ tai”, điều chỉnh các hạng mục xây dựng. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm phát sinh những bất cập, vướng mắc trong quá trình vận hành dự án, gây lãng phí nguồn lực đầu tư, bức xúc trong dư luận.


Dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung Phúc Lộc, xã Thạch Khê (Thạch Hà) có tổng mức đầu tư hơn 5,4 tỷ đồng. Dự án có nguy cơ... trôi sông, trôi biển.

Một lãnh đạo Ban quản lý Dự án công trình nông nghiệp Hà Tĩnh thừa nhận, quá trình triển khai thi công Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng NTTS tập trung Phúc Lộc (Thạch Khê) đã xảy ra những sai phạm, buộc chủ đầu tư phải điều chỉnh thiết kế, địa điểm xây dựng các hạng mục thi công.

Tuy nhiên, đề cập đến những lãng phí do quá trình điều chỉnh dự án gây ra, vị lãnh đạo ban này cho rằng, vấn đề cốt lõi chính là sự thiếu đồng thuận trong nhân dân. “Với nguồn kinh phí vốn có, quy mô xây dựng các hạng mục xây dựng không thể vượt ra ngoài khả năng bố trí nguồn vốn. Chính vì vậy, người dân cần lựa chọn các phương án vận hành phù hợp với công năng của dự án”, vị cán bộ này nói.

Những sai phạm, lãng phí tại Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng NTTS tập trung Phúc Lộc (Thạch Khê) đã, đang khiến người dân hưởng lợi, chính quyền địa phương hết sức bức xúc. Việc làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, phương án tháo gỡ vướng mắc, vận hành hữu hiệu dự án là điều rất cấp thiết.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 24/10/2018
Hà Phương – Thanh Giang
Nông thôn

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 00:42 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 00:42 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:42 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 00:42 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:42 17/04/2024