Nhiều vấn đề cần điều chỉnh trong quy hoạch đầm Thị Tường

Dự án “Quy hoạch khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên đầm Thị Tường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được xem là khá cấp thiết và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai dự án quy hoạch này, nhiều thành viên trong hội đồng thẩm định đánh giá còn nhiều vấn đề cần được điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi khi đưa vào thực tế.

thị tường
Đầm Thị Tường là nơi sinh sản của nhiều loài thuỷ sản.

Theo Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 27/3/2015 của UBND tỉnh, mục tiêu lớn nhất của quy hoạch đầm Thị Tường là phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, cân bằng sinh thái và bảo tồn tính đa dạng sinh học. Đồng thời, giúp người dân nghèo địa phương có nguồn thu nhập ổn định, góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tốt hơn.

Quy hoạch chưa sát thực tế

Chính vì tính cấp thiết và quan trọng nên dự án quy hoạch lần này được các cấp chính quyền, người dân quan tâm.

Tại buổi báo cáo thông qua quy hoạch do đơn vị tư vấn là Viện Kỹ thuật biển tổ chức trung tuần tháng 9 vừa qua, Kỹ sư Lý Văn Nhạn, Phó Ban Quản lý khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, nhận định, trong dự án quy hoạch còn thiếu khâu đánh giá thực trạng đầm Thị Tường. Không đánh giá được thực trạng thì việc bảo tồn khó thực hiện. Trong quy hoạch chưa có điều tra, thống kê các loài đặc hữu của khu vực này mà chỉ thống kê chủ yếu các loài nuôi trong dân như: chồn, cầy hương, nhím… là chưa sát với thực tế.

"Điều hết sức khó hiểu là trong quy hoạch, tác giả thống kê nhiều loại chim như: “di dá, di cam, choi choi... đây là những loài chim không có ở Cà Mau”, ông Nhạn nhận định.

Bên cạnh đó, trong quy hoạch tác giả đưa ra 12 loài cá có nguy cơ bị huỷ diệt như: cá đối, cá nâu, cá lưỡi trâu… “Trên thực tế đây là những loài đang phát triển khá mạnh ở Cà Mau, trong khi một số loài đặc sản của tỉnh có nguy cơ bị huỷ diệt thật sự thì không được thống kê đưa vào quy hoạch để bảo tồn. Đặc biệt hơn, trong quy hoạch tác giả còn nêu ở Cà Mau phát triển mạnh mô hình nuôi cá ba sa, loại cá gần như không có ở tỉnh”, ông Nhạn cho biết.

Trong quy hoạch còn đưa ra một vấn đề mà theo đánh giá là chưa sát với thực tế. Đó là chính sách hỗ trợ, khen thưởng người dân nuôi động vật hoang dã (?). Đây là chính sách đang đi ngược với chủ trương khuyến khích người dân khi bắt được động vật hoang dã phải thả về rừng, về tự nhiên.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của đơn vị tư vấn, một trong những nguyên nhân khiến hệ sinh thái đầm Thị Tường bị suy thoái là do các loại gỗ ngoại lai như keo, tràm bông vàng, bạch đàn hay do yếu tố tâm linh...

Theo ông Sử Văn Minh, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, đây là nhận định cần xem xét lại cho sát với thực tế. Trong khi đó, nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đầm là do sự bồi lắng của con sông Mỹ Bình thì không được nhắc tới. Chính sự bồi lắng này khiến nhiều loài thuỷ sản không thể vào đây sinh sản.

Trong quy hoạch đề ra một số dự án ưu tiên, tên dự án, phương pháp thực hiện theo đánh giá của các thành viên hội đồng thẩm định có nhiều vấn đề chưa sát với thực tế của đầm Thị Tường. Trong phần kết luận, tác giả dự án ghi nhận 419 loài sinh vật có mặt trên đầm mà không ghi từ kết quả nghiên cứu nào. Trong khi đó, ông Nhạn cho biết, đến nay chưa có dự án nào nghiên cứu thống kê số loài hiện nay trên đầm.

“Đầm Thị Tường là một trong những đầm nước ngọt lớn nhất vùng ĐBSCL”, đó là câu tác giả đã nhận định trong phần kiến nghị của báo cáo quy hoạch, trong khi từ xưa đến nay đầm Thị Tường luôn là đầm nước lợ.

Ngoài ra, quy hoạch cần xác định được hành lang tác động đến khu bảo tồn, vì đơn vị tư vấn quy hoạch chỉ gói gọn trong diện tích của đầm hiện nay là 700 ha. Theo ông Nhạn, như vậy là chưa đúng với mục tiêu của khu dữ trữ thiên nhiên nên cần xem lại để có điều chỉnh hợp lý.

"Bỏ quên" sinh kế cho người dân

Một trong những vấn đề quan trọng mà đơn vị tư vấn chưa quan tâm nhiều và gần như đang bị "bỏ quên" chính là đảm bảo sinh kế cho người dân. Đầm Thị Tường có diện tích khoảng 700 ha, là đầm lớn nhất khu vực ĐBSCL và là 1 trong 3 đầm rất quan trọng trong cả nước. Đây là vùng ngập nước quanh năm được tạo nên do bồi lắng phù sa của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và hệ thống kinh rạch xung quanh. Hiện nay, đầm Thị Tường có khoảng 680 hộ dân tham gia khai thác thuỷ sản, thuộc 5 xã (Phong Điền, Phong Lạc, Phú Thuận, Phú Mỹ và Hoà Mỹ) của 3 huyện (Trần Văn Thời, Phú Tân và Cái Nước).

Gần 90% hộ dân quanh đầm Thị Tường sống dựa vào nguồn lợi thuỷ sản từ đầm

Những con số trên cho thấy, đầm Thị Tường có vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trong quy hoạch, từ đánh giá thực trạng, mục tiêu và giải pháp, vấn đề sinh kế cộng đồng chưa được đề cập nhiều để giải quyết một cách triệt để. Phát biểu tại buổi thông qua báo cáo quy hoạch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định, đánh giá, các ý kiến của thành viên hội đồng đều xác đáng và đơn vị tư vấn cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch.

Đặc biệt, ông Lê Văn Sử nhấn mạnh, đơn vị tư vấn phải nghiên cứu nhiều hơn giải pháp đảm bảo sinh kế cho người dân. Nếu không đảm bảo được sinh kế cho người dân thì các mục tiêu khác khó có thể triển khai thực hiện được. Theo đó, các giải pháp cũng phải đi đến cùng cho 2 nhiệm vụ bảo tồn và sinh kế theo hướng cụ thể.

Từ bao đời nay, đầm Thị Tường được xem là nguồn sống của các hộ dân quanh khu vực này nhờ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trong đầm. Anh Nguyễn Minh Đương, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, cho biết, anh là thế hệ thứ hai sống dựa vào nguồn lợi của đầm, nếu không cho mưu sinh trên đầm, gia đình không biết sống bằng nghề gì, bởi không đất, không nghề nghiệp, chỉ có nguồn lợi của đầm nuôi sống gia đình.

Nhắc đến cuộc sống trên đầm Thị Tường hiện nay không thể bỏ qua gia đình ông Hai Hùng (Nguyễn Văn Hùng), ấp Tân Lập, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời. Từ lâu, người dân địa phương quen gọi ông bằng cái tên “vua đầm”. Không chỉ đánh bắt thuỷ sản mà thu nhập chính của gia đình ông còn phụ thuộc vào nghề làm du lịch trên đầm.

Từ những trường hợp cụ thể trên, cùng với hiện trạng của đầm Thị Tường, ông Nhạn khẳng định, nếu không giải quyết được sinh kế cho người dân thì không thể nào bảo tồn được đa dạng sinh học của đầm Thị Tường. Bởi hiện nay có đến 90% dân trong khu vực tham gia khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên đầm.

Ông Nhạn đề xuất, nên học hỏi và áp dụng theo mô hình cộng đồng quản lý ở đầm Phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ở đó, tất cả các hoạt động từ khai thác đánh bắt cá cho đến quy hoạch nuôi phục hồi các loài, trồng cây gây rừng… đều do người dân cùng quản lý thực hiện. Mô hình này mang lại hiệu quả rất cao từ bảo tồn cho đến phát triển kinh tế của người dân./.

Báo Cà Mau, 11/10/2017
Đăng ngày 12/10/2017
Nguyễn Phú
Kinh tế

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 13:07 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 13:07 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 13:07 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 13:07 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 13:07 27/01/2025
Some text some message..