Nhọc nhằn nghề xúc trứng nước đêm

Khi mọi người còn đang say giấc thì nhiều người phải lặng lẽ vác vợt trên vai, căng mắt tìm đến con kênh, cánh đồng, ao hầm trầm mình xuống dòng nước lạnh để xúc trứng nước mưu sinh.

trung nuoc
Kéo vợt xúc trứng nước

Thức trước bình minh

Những năm gần đây, khi phong trào ươm nuôi cá giống phát triển, trứng nước trở thành nguồn thức ăn lý tưởng dành cho các loại cá nhỏ nên nhiều người dân đã chọn nghề xúc trứng nước kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Dụng cụ xúc trứng nước của dân nghèo đơn giản chỉ là một cái vợt kéo trứng nước may bằng vải mỏng, miệng vợt bề ngang khoảng 3m, túi vợt dài khoảng 10m, giữa vợt có một giàn lược, ngăn rong tảo lọt vào. Anh Nguyễn Văn Hồ (30 tuổi, xã Hòa Lạc, Phú Tân) cho biết: “Mỗi ngày, độ khoảng 3 giờ sáng là tôi đi xúc trứng nước. Muốn làm nghề này cũng cần phải có kinh nghiệm. Không phải trứng nước ở chỗ nào cũng có. Phải để ý những khu vực mà trứng nước xuất hiện nhiều. Thường thì tôi tìm đến những bờ kênh, khu vực gần nơi người ta hay xả nước thải từ các ao, hầm nuôi cá tra để xúc trứng nước, bởi nước thải từ các ao, hầm cá tra có nguồn thức ăn nên trứng nước sẽ sinh sản nhiều. Hầm nào cho cá ăn nhiều cám và cá biển xay thì nước thải của nó tạo  nhiều trứng nước…”.

Sau vài giờ hì hục kéo vợt xúc trứng nước, đến tờ mờ sáng là công việc đã hoàn tất, trứng nước được mang về bán cho những chủ nuôi cá lóc giống, cá tra bột, cá thác lác cườm…. Mặt trời ló dạng cũng là lúc những người nông dân này mang theo niềm vui về nhà vì đã kiếm được một khoản tiền để lo cho gia đình. “Mới 3 giờ sáng là phải trầm mình dưới kênh để xúc trứng nước cũng vất vả lắm chứ! Nhưng cũng nhờ làm sớm như vậy nên đến sáng là mình có thể đi làm thêm việc khác kiếm thêm thu nhập. Hơn nữa, xúc vào giờ đó để khi trời vừa sáng mình đem cân ngay cho người ta, trứng nước còn sống được giá hơn trứng nước chết” - anh Hồ bày tỏ.

Ngâm mình dưới dòng nước lạnh:

Trời càng về sáng, tại những con kênh trên cánh đồng ở xã Phú Bình cũng nhộn nhịp bởi những tiếng í ới gọi nhau của những người xúc trứng nước. Đặt chiếc can nhựa cặp mé mương, anh Nguyễn Thanh Tùng (37 tuổi) cởi trần nhảy tỏm xuống nước rồi đi thoăn thoắt đẩy cán vợt hứng trứng nước. Anh nói sang sảng trong đêm: “Lạnh. Mình vẫn làm để có tiền đong gạo. Nhớ lại thời gian đầu khi làm công việc xúc trứng nước, có ngày tôi xúc được gần 20kg trứng nước bán với giá 15.000 đồng/kg, kiếm được gần 300.000 đồng. Vào mùa khô, trứng nước khan hiếm có khi giá lên đến 30.000 đồng/kg. Giai đoạn đó trứng nước xúc về không đủ để bán cho những hộ nuôi cá giống nên giá trứng nước khá cao”,

Thấy trứng nước mang lại thu nhập cao mà ngày càng khan hiếm nên nhiều hộ có điều kiện đã tận dụng diện tích ao, hầm bỏ không để nuôi trứng nước. Nguồn trứng nước cung cấp cho các hộ nuôi cá giống nhiều nên không còn khan hiếm như trước. “Từ đó, giá trứng nước cũng sụt giảm, những người làm nghề xúc trứng nước như tụi tôi chẳng kiếm được bao nhiêu tiền để lo cho gia đình nữa. Mặc khác, trứng nước xúc trên kênh rạch về không sạch bằng trứng nước nuôi nên người ta cũng mua với giá thấp hơn. Lắm lúc cũng nản, tôi định nghỉ làm nhưng nghĩ lại nhờ nó mà kiếm thêm một phần thu nhập cho gia đình, nên cũng ráng mà đeo” - anh Tùng chia sẻ. Hiện nay, giá trứng nước nuôi giảm còn khoảng 6.000 đồng/kg, trứng nước xúc trên đồng hay kênh rạch thì chỉ có giá từ 4.000- 4.500 đồng/kg. Cuộc sống của những người mưu sinh bằng nghề xúc trứng nước đêm ngày càng khó khăn.

Xa xa, bất chợt nghe gà cất tiếng gáy cuối cùng trong đêm, dân nghèo tạm xếp vợt, vắt từng mẻ trứng nước cho ráo, rồi vội vã đem cân cho thương lái. Thành quả lao động của họ là năm, bảy ký trứng nước, thu nhập khoảng vài chục ngàn đồng để trang trải cuộc sống gia đình.

Trứng nước còn gọi là con đỏ hay bo bo (Moina) là một loài giáp xác nước ngọt, nhỏ li ti. Thường được gọi dưới tên chung là daphnia (rận nước). Chúng có thể sinh sản theo cách vô tính và hữu tính. Trứng nước là thức ăn lý tưởng dành cho cá con mới nở.

Báo An Giang, 18/11/2013
Đăng ngày 18/11/2013
Bài, ảnh: Mỹ Linh
Đánh bắt

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 11:20 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:20 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 11:20 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 11:20 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 11:20 27/04/2024