Nhóm bạn trẻ khởi nghiệp từ ý tưởng cung cấp hải sản sạch

Xuất phát từ ý tưởng cung cấp cho người dân hải sản tươi sạch, không lo chất bảo quản và hóa chất độc hại, nhóm bạn trẻ đến từ Quảng Bình đã nảy sinh ý tưởng xây dựng dự án “Cửa hàng hải sản sạch OBIS”. Ý tưởng này đã lọt vào vòng chung kết “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên” tại Đà Nẵng.

start hai san sach

Tươi nhất và sạch nhất

Nhóm bạn trẻ gồm Nguyễn Nam Thái – sinh viên năm cuối ĐH Quảng Bình; Nguyễn Thị Ngọc Huyền – sinh viên năm thứ nhất ĐH Quảng Bình và Hồ Thị Hà Giang - sinh viên năm nhất - ĐH Ngân Hàng TP HCM.

Cả ba thành viên đều có chung ấp ủ được xây dựng một cửa hàng hải sản sạch phục vụ cho nhân dân. Thái cho biết: Ý tưởng càng được nung nấu hơn trong bối cảnh vấn đề của ngành khai thác thuỷ hải sản ở Việt Nam yếu nhất là khâu bảo quản, dẫn tới chất lượng hải sản thấp; bên cạnh đó, cá bẩn tràn lan do bảo quản sai cách, đặc biệt là sự cố môi trường biển gây ảnh hưởng vô cùng lớn đã khiến người dân vùng biển rất khó khăn trong quá trình đánh bắt cá mà thu mua với giá rẻ hoặc không tiêu thụ được mặt hàng này.

Vô tình xem một chương trình giới thiệu công nghệ mới của Nhật Bản, Thái biết được công nghệ bảo quản cá mới rất đặc biệt giúp giữ độ tươi của cá rất lâu và từ đó chàng trai trẻ bắt tay hiện thực hóa ý tưởng của mình.

Ý tưởng khởi nghiệp này là sử dụng công nghệ mới để bảo quản cá, qua đó giúp cá được tươi ngon như vừa mới bắt mà không cần sử dụng bất cứ chất hoá học độc hại nào. Sản phẩm tới tay người tiêu dùng đảm bảo 2 tiêu chí: Tươi nhất và sạch nhất.

Bước 1 là khâu thu mua: Nhóm sẽ tự thu mua trực tiếp với ngư dân (tàu câu cá, đánh bắt gần bờ, đây là những tàu đánh bắt trong ngày, chỉ đi trong vài tiếng và chỉ dùng đá lạnh để bảo quản khi đánh bắt, nên đảm bảo độ an toàn không chất bảo quản.

Bước 2 là khâu bảo quản: Sản phẩm sẽ nhanh chóng được chuyển về kho. Đảm bảo được rằng kho bảo quản được xây dựng ngay gần vùng nguyên liệu để xử lý với công nghệ bảo quản tốt nhất mà không dùng hóa chất độc hại.

Bước 3 là tiêu thụ cá tới người tiêu dùng: Nhân viên sẽ chuyển cá lên cửa hàng bán lẻ bán trực tiếp và bán online.

Dự án nếu đi vào hoạt động sẽ giải quyết được bài toán cá bẩn trên thị trường, không những thế còn đem tới những sản phẩm tươi ngon nhất đến với người tiêu dùng. Điều mà trước đây khách hàng chỉ cảm nhận rõ nhất khi đi du lịch và thưởng thức hải sản tại các vùng ven biển. Ngoài ra, dự án còn tăng giá trị hải sản bởi được thu mua với giá cao, không bị ép giá, giúp bà con ngư dân tăng thu nhập.

Dây chuyền khép kín không qua trung gian

Khi được hỏi nhóm bạn trẻ rằng dựa vào đâu để khách hàng có thể tin tưởng được sản phẩm của các bạn trong khi ngoài kia có hàng nghìn cửa hàng hải sản?

Thái cười: Đây là một dây chuyền khép kín, không qua trung gian. Thậm chí chúng em còn quay lại quá trình thu mua, bảo quản đến bán để cho mọi người yên tâm. Bán thực phẩm sạch là bán niềm tin, và niềm tin cần được xây dựng một cách chân thực nhất. Em tin với chất lượng cá rất tươi ngon và cái tâm của người bán, Khách hàng sẽ có niềm tin vào chúng em.

Tâm huyết với ý tưởng này ngay từ khi mới nhen nhóm, Thái cũng hai bạn sinh viên năm đầu bàn bạc, nghiên cứu, tìm hiểu từng chi tiết nhỏ nhất từ việc hợp đồng mua hải sản chặt chẽ đến tìm địa điểm làm kho bảo quản,..

Nói về khó khăn khi thực hiện dự án, nhóm bạn trẻ chia sẻ: Chúng em chưa có điều kiện để chia sẻ và kết nối dự án với các nhà đầu tư tiềm năng.

Nếu muốn dự án đạt hiệu quả cao thì cần đầu tư lớn mà nhà đầu tư cần hiểu được giá trị mà dự án mang lại bởi dự án không chỉ mang lại tiền cho nhà đầu tư và còn mang lại sức khoẻ cho cả cộng đồng.

Nhân lực cũng là vấn đề lớn. Nhóm đang cần những người có kinh nghiệm, có tâm để cùng chung chí hướng mang lại lợi ích cho xã hội, và cộng đồng.

Sau khi trình bày ý tưởng tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên” tại Đà Nẵng, nhóm bạn trẻ đã được chọn vào vòng chung kết.

GD & TĐ, 11/01/2017
Đăng ngày 12/01/2017
Ngọc Trang
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 14:17 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 14:17 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 14:17 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:17 19/11/2024

Tép Bạc ra mắt máy đo phiên bản mới Farmext Envisor E7

Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH - Đo bao nhiêu lần một ngày mới an tâm? Khi các thông số môi trường là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một vụ nuôi.

Nhá tôm
• 14:17 19/11/2024
Some text some message..