Nhóm liên kết nuôi trồng thủy sản giúp ổn định đầu ra giá cả

Nhờ tham gia vào mô hình nhóm liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hàng chục hộ dân làm nghề nuôi, ương cá giống ở xã Yên Lập (Vĩnh Tường) đã yên tâm phát triển, mở rộng quy mô để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Nhóm liên kết nuôi trồng thủy sản, ổn định sản xuất
Cá giống của Nhóm liên kết thủy sản do ông Bùi Hồng Ba làm trưởng nhóm luôn khỏe mạnh, có mẫu mã đẹp được khách hàng đánh giá cao. Ảnh: Nguyễn Lượng

Được thiên nhiên ưu đãi có dòng sông Phó Đáy chảy qua, cùng với diện tích đất chiêm trũng lớn, từ bao đời nay, xã Yên Lập nổi tiếng với nghề ương cá giống. Theo thống kê, toàn xã hiện có hơn 300 hộ làm nghề ương cá giống với tổng diện tích hơn 69 ha. Tuy nhiên, trước đây, hầu hết các hộ đều nuôi theo hình thức đơn lẻ, với quy mô sản xuất nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn đầu tiên là vấn đề đầu ra cho thủy sản giống. Lúc đó, kênh tiêu thụ chính của bà con là qua thương lái. Song, do thu hoạch tập trung, cùng một thời điểm, đầu ra lại bấp bênh nên thường bị thương lái ép giá. Một khó khăn nữa, do nguồn nước ô nhiễm, cá thường xuyên bị bệnh, trong khi kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh của bà con còn nhiều hạn chế nên rủi ro lớn, hiệu quả kinh tế không cao.

Gia đình anh Khổng Văn Huyên, thôn Phủ Yên 1 làm nghề ương cá giống hơn 10 năm nay. Gia đình anh Huyên ương chủ yếu các loại cá truyền thống như: Trắm, chép, mè, trôi, vược... Mặc dù có nhiều năm kinh nghiệm nuôi ương cá giống, song, nhiều lúc, gia đình anh vẫn bị thua lỗ nặng. Anh Huyên cho biết: Gia đình có gần 1 mẫu chuyên ương cá giống. Những năm gần đây, do nguồn nước bị ô nhiễm, chất lượng con giống không đảm bảo, cá thường xuyên bị dịch bệnh. Trong khi, gia đình lại chưa biết nhiều đến các phương pháp phòng bệnh cho cá. Chỉ đến khi cá bắt đầu chết và nổi trên mặt ao thì mới lo chữa trị. Nhiều khi chữa trị không kịp thời, cá chết hàng loạt, gia đình thua lỗ nặng. Đó là còn chưa kể, đầu ra không ổn định, thường xuyên bị thương lái ép giá nên khi xuất bán, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được chẳng là bao”.

Nhận thức rõ những khó khăn đó, năm 2005, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Yên Lập đã liên kết, thành lập nhóm nuôi trồng thủy sản với mong muốn, sẽ cùng nhau hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau về khoa học kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định. Khi mới thành lập, nhóm liên kết thủy sản có 20 hộ, với tổng diện tích sản xuất hơn 10ha.

Khi tham gia vào nhóm liên kết thủy sản, các hộ sẽ được cung ứng cá hương chất lượng mua từ Trại Sản xuất cá giống Vũ Di, xã Vũ Di (Vĩnh Tường); được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng và điều trị bệnh cho thủy sản. Không chỉ vậy, các thành viên trong nhóm liên kết còn giúp đỡ nhau để cùng nhau phát triển sản xuất và có thị trường đầu ra ổn định, tránh bị thương lái ép giá.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Bùi Hồng Ba, thôn Phủ Yên 1, Trưởng nhóm liên kết thủy sản cho biết: Trước đây, các hộ nuôi trồng thủy sản của xã thường thu hoạch ồ ạt, cùng một thời điểm. Nhiều khi xuất bán không kịp, thương lái ép giá dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi thành lập nhóm liên kết nuôi trồng thủy sản, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch nuôi cũng như thời gian thu hoạch cho từng hộ để vừa khai thác được tối đa diện tích mặt nước, vừa tránh thu hoạch tập trung và lúc nào cũng có cá giống cung ứng cho thị trường. Đến nay, giá cả và đầu ra cá giống của nhóm tương đối ổn định. Ngoài hợp tác với Trại Sản xuất cá giống Vũ Di, cá giống của nhóm còn được các thương lái trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Tuyên Quang, Hà Nội, Phú Thọ… ký kết thu mua lâu dài với giá cao hơn từ 3 - 4% so với các hộ nuôi đơn lẻ trong xã.

Có được đầu ra ổn định, các hộ đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh, năng suất, chất lượng giống thủy sản của các thành viên trong nhóm không ngừng tăng lên, giá bán, lợi nhuận thu được cũng cao hơn. Hiện, các hộ trong nhóm sản xuất có diện tích nuôi thủy sản nhỏ nhất là từ 5 - 7 sào; trong đó, có một số hộ còn nuôi thủy sản với diện tích gần 1 ha như: Gia đình ông Nguyễn Văn Lâm, Đào Văn Thoán (thôn Phủ Yên 2)… Lợi nhuận trung bình đạt từ 10 - 12 triệu đồng/sào.

Sau hơn 13 năm thành lập, đến nay, nhóm liên kết thủy sản còn mở rộng quy mô liên kết sang một số hộ ở các xã trong huyện như: Kim Xá (5 hộ), Hòa Loan (3 hộ), Bồ Sao (2 hộ), Đại Đồng (2 hộ)… đưa tổng số thành viên của nhóm lên hơn 40 hộ. Ngoài ra, nhóm còn đầu tư được 6 bể ép cá và hệ thống trang thiết bị phục vụ cho các thương lái vận chuyển cá đi xa.

Đánh giá về hiệu quả của mô hình nhóm liên kết thủy sản, ông Nguyễn Văn Tứ, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lập cho biết: Mô hình nhóm liên kết thủy sản đã làm thay đổi cơ bản từ nhận thức đến hành động của nông dân, giúp tăng năng suất, chất lượng cá giống cũng như hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Đặc biệt, tham gia mô hình này, các hộ còn được kết nối với các đầu mối thu mua, giúp giải quyết nỗi lo “được mùa mất giá”. Nhận thấy hiệu quả của mô hình, xã khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhóm liên kết thủy sản phát triển. Từ một nhóm ban đầu của ông Bùi Hồng Ba (thôn Phủ Yên 1), đến nay, trên địa bàn xã đã có 3 nhóm liên kết thủy sản đang hoạt động hiệu quả, giúp phát huy tốt tiềm năng, lợi thế từ nghề ương cá giống của địa phương.

Báo Vĩnh Phúc
Đăng ngày 22/04/2019
Thanh Huyền
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:34 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:34 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:34 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:34 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:34 29/03/2024