Nhu cầu tryptophan của cá rô phi giống

Báo cáo gần đây đã cho thấy trytophan là nguồn amino acid rất quan trọng trong cơ thể cá. Chúng không chỉ tham gia vào thành phần cấu tạo của cơ thể mà còn giúp cơ thể cá sử dụng các nguồn dinh dưỡng một cách hợp lý.

Nhu cầu tryptophan hợp lý của cá giống
Cá rô phi đường nghiệp. Ảnh: Internet

Amino acid là những đơn vị cấu tạo nên protein, có khoảng 20 loại amino aicd thường gặp trong thức ăn chứa protein và trong cơ thể động vật. Trong đó có những amino acid thiết yếu là khi cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải tăng cường bổ sung thông qua thức ăn. Nhu cầu về amino acid thiết yếu được nghiên cứu nhiều bởi vì cá không thể tổng hợp được chúng mà phải lấy từ thức ăn. Cũng như động vật bậc cao, các loài động vật thủy sản nói chung cần 10 loại amino acid, gồm: arginin, histidin, isoleucin, leucin, lysin, methionin, phenillalanin, threonin, tryptophan và valin (Halver, 1989). Trong khi phối chế khẩu phần thức ăn cho tôm cá, thường sử dụng một số nguồn nguyên liệu thực vật, rẻ tiền nên thiếu Tryptophan, Lysin, Methionin, do đó khi phối chế công thức thức ăn cho tôm cá có thể bổ sung thêm các acid amin trên. Các nghiên cứu cho thấy Trytophan có vai trò điều hòa chức năng của tuyến nội tiết, đảm bảo cho sự phát triển của tinh trùng, tham gia tổng hợp Hemoglobin của hồng cầu. Thiếu Tryptophan cá sẽ bị cong vẹo cột sống.


Trong tự nhiên, các loài nguyên liệu chứa nhiều Tryptophan như: yến mạch, mè, đậu xanh, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, tảo spirulina, chuối và đậu phộng. 

Nghiên cứu sau đây sẽ đánh giá vai trò của amino acid Tryptophan trên cá giống cũng như xác định nhu cầu sử dụng hợp lý loại amino acid này trên cá. 

Vai trò và nhu cầu của tryptophan đối với cá giống

Tổng lượng thức ăn và nhu cầu của tryptophan của cá rô phi giai đoạn giống được xác định bằng cách sử dụng phân tích phương trình hồi quy tuyến tính. Sáu trăm cá thể cá rô phi giống (3,4 ± 0,0 g) được cho ăn khẩu phần có chứa 296,4 g / kg protein thô với mức năng lượng tiêu hóa là 14,1 MJ/kg. Năm chế độ ăn với thức ăn ép đùn chứa 2.5, 3.0, 3.4, 3.8 và 4.2 g/kg lượng tryptophan tổng số đã được đánh giá. Cá được cho ăn bốn lần một ngày trong 45 ngày. 

Kết quả phân tích cho thấy trọng lượng cơ thể cuối cùng, tốc độ tăng trọng, lượng thức ăn ăn vào, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ sử dụng protein của cá ăn thức ăn chứa Triptophan tổng số là 3.4 và Triptophan 3.8 đã được cải thiện đáng kể so và khác biệt so với nhóm cá ăn chế độ ăn Triptophan 2.5 và 4.2. Điều này giúp cơ thể cá sử dụng thức ăn một cách hiệu quả và giảm hệ số thức ăn đánh kể.

Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ sống, độ ẩm toàn thân và lượng tro được quan sát thấy trong cơ thể cá. Toàn bộ cấu trúc amino acid trong cơ thể của cá được cho ăn các chế độ ăn khác nhau không khác biệt về mặt thống kê (p> 0,05). Thức ăn cho cá ăn Triptophan 3.0 và 3.4 cho thấy tỉ lệ tryptophan được hấp thu và sử dụng cao hơn so với khẩu phần ăn chứa Triptophan 2.5 và 4.2. Giúp bổ sung đầy đủ các thành phần cần thiết cho cá. 

Ngoại trừ hệ thống đường huyết là không thấy ảnh hưởng của tryptophan trong chế độ ăn đến các thông số huyết học. 

Nghiên cứu trên cho thấy tổng nhu cầu tryptophan của cá rô phi dựa trên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn được ước tính là 3,4 g/kg (tức khoảng 11,0 g / kg protein thô) hoặc 3,0 g / kg tryptophan sẵn có (11,0 g / kg protein tiêu hóa trong chế độ ăn). Hai hàm lượng này sẽ giúp cơ thể cá sử dụng các nguồn dinh dưỡng một cách hơp lý. 

Nghiên cứu trên tuy đơn giản nhưng đã phân tích chi tiết những tác dụng quan trọng của loại amino acid thiết yếu đối với cơ thể cá. Qua đó xác định giá trị sử dụng hợp ly của Tryptophan trong thức ăn của cá. Giúp các nhà dinh dưỡng tính toán và phân tích sử dụng hiệu, đưa ra chi phí sản xuất thức ăn hợp lý cho người nuôi. 

Đăng ngày 22/06/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 17:39 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 17:39 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 17:39 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:39 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 17:39 23/12/2024
Some text some message..