Nhức nhối rừng dương phòng hộ bị xâm chiếm để nuôi tôm

Từ khi UBND xã Phổ An (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) có chủ trương cho các hộ dân thuê đất dọc theo bờ biển thôn An Thổ để nuôi tôm thẻ chân trắng, nhiều hệ lụy đã xảy ra. Đáng kể nhất là việc các hộ này tự ý chặt phá những gốc dương (phi lao) thuộc rừng phòng hộ để chiếm dụng trái phép mặt bằng, cơi nới hồ tôm, ao ương và nhiều công trình khác.

rừng dương phòng hộ bị xâm chiếm để nuôi tôm
Các hồ nuôi tôm lấn sát tới mép đường. Ảnh: Phước Ngọc

Dọc tuyến đường mòn chạy song song với bờ biển có tới hàng trăm hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo một số hộ dân, trước đây, tại khu vực này có cắm mốc phân định vị trí trong và ngoài địa phận rừng phòng hộ. Tuy nhiên, do quá trình san lấp, cải tạo ao nuôi diễn ra thường xuyên, lâu dài nên những cột mốc ấy đã bị vùi chôn dưới tầng tầng lớp lớp cát phủ, bị lãng quên.

Điển hình là hộ ông Huỳnh Quân, người đã thuê lại của UBND xã Phổ An 8 sào đất ven biển với thời hạn 20 năm. Ông Quân một mực khẳng định rằng, các hộ nuôi tôm ở đây không hề đốn hạ hay đầu độc cây dương trong rừng phòng hộ mà do thiếu nước, nắng nóng kéo dài nên nhiều cây "tự chết".

Điều đáng nói, các hộ này nghĩ ra cách đắp ao ương xen lẫn với những tán dương còn sót lại theo tỉ lệ ao ương - khoảnh dương - ao ương để “qua mặt” chính quyền và cơ quan chức năng. Nhưng họ không để ý là sự sắp đặt đó đã vô tình buộc tội họ, bởi lẽ dương không thể chết “có ý đồ” như vậy.

Và cuối cùng, ông Quân cũng thừa nhận việc lấn chiếm rừng dương, hộ ít lấn chiếm đất từ 7 - 8 mét, nhiều thì 15 mét.

Ngoài việc lấn chiếm đất để làm ao ương, ao nuôi, các hộ nuôi còn tự ý xây dựng nhà ở, khu trại nuôi gia cầm, đào giếng khoan ngay trong rừng dương phòng hộ. Hiện tại, chính quyền xã Phổ An vẫn đang loay hoay tìm hướng xử lý.


Các hồ nuôi tôm đều vi phạm khi lấn sát tới mép đường. Ảnh: Phước Ngọc

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Huỳnh Thanh Thao, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ An cho biết, năm 2011, UBND xã tổ chức đấu giá đất cát ven biển và cấp cho 110 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong đó, hộ ít nhất được thầu 1.000 m2, nhiều nhất 4.000 m2. Xã đã quy hoạch vùng nuôi nằm cách xa rừng dương phòng hộ. Cụ thể, xã yêu cầu các hộ nuôi phải đắp ao “né” đường và trụ điện (được ví như cột mốc) ra 5 - 7 mét.

Như vậy, theo những gì mà ông Thao cho biết, các hồ tôm hiện có đều vi phạm nguyên tắc chung là vượt quá khoảng cách từ cột mốc ra tới biển, lấn sát đường mòn.

"Xã đã xử phạt hành chính nhiều trường hợp và bắt chủ hộ ký cam kết không tái phạm; lấp đất trả lại nguyên trạng ban đầu. Tuy nhiên, đâu lại vào đó vì những chủ mới là người ngoài tỉnh và khi thuê lại hồ tôm của chủ cũ không hay biết gì về cam kết này", ông Thao cho biết thêm.

Hiện tại toàn xã Phổ An có gần 300 ha đất có rừng phòng hộ. Việc xâm chiếm, phá hoại rừng dương làm ao nuôi tôm, trồng keo, cũng như khai thác cát lậu đã khiến cho “lá phổi xanh” bị biến dạng. Do vậy, chính quyền xã Phổ An, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) cần có biện pháp mạnh tay hơn nữa để chấm dứt ngay tình trạng này.

TTXVN
Đăng ngày 30/09/2019
Vĩnh Trọng
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:20 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:20 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 11:20 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 11:20 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 11:20 26/11/2024
Some text some message..