Những ao “cá thần” trăm tuổi ở Yên Bái

Từ hàng thế kỷ nay, những người dân xã Tân Lập - Lục Yên - Yên Bái nuôi một loại cá có tên cá Bỗng. Điều đặc biệt, đây chính là loài “cá thần” ở Cẩm Thủy - Thanh Hóa. Khác ở chỗ cá Bỗng ở đây được coi như một đặc sản.

Nhiều ao cá Bỗng trăm tuổi tại Lục Yên - Yên Bái.
Cho cá ăn

Nhiều ao cá Bỗng trăm tuổi tại Lục Yên - Yên Bái.

Anh Hứa Trung Úy ở thôn Úc, xã Lục Yên, đang sở hữu một ao cá Bỗng, cho biết: “Đến nay gia đình tôi đã nuôi giống cá này được bốn đời. Nó là loài cá ở Thanh Hóa mà mọi người hay gọi là cá thần”.

Anh Úy kể: Khi còn nhỏ, anh đã thấy ông nội cùng nhiều người khác trong làng ra sông Chảy xúc cá về thả vào ao nhà mình, trong những lần đó đã bắt được những con cá bột này, từ đó chúng cứ sinh sôi mà không cần gây giống, chăm sóc.

Hiện trong ao của anh Úy có khoảng hơn trăm con cá lớn nhỏ, con lớn nhất cũng khoảng 15kg. Đặc tính phát triển của loài cá này khá kỳ lạ, mỗi lần đẻ trứng thì tỷ lệ nở ra cá con khoảng 30-50%, phát triển đến khoảng 1kg thì chậm lớn. Để có được những con lớn trong ao, gia đình anh đã phải nuôi mấy chục năm nay.

Anh Úy cũng cho biết, trên sông Chảy giờ vẫn còn rất nhiều loài cá này, thịt chúng ngon và dai hơn các loài cá khác, có thể ăn tái như thịt bò mà không tanh. “Trong ao gia đình tôi có hơn trăm con, vừa rồi nước lũ dâng cao, tràn qua ao nhà, tưởng cá sẽ theo lũ mà đi mất, nhưng khi kiểm lại thì thấy không thiếu” - anh Úy cho biết.

Ông Triệu Hứa Mai, cũng là người thôn Úc và cũng đang sở hữu một ao cá “mini” với mấy chục con “cá thần”. Ông Mai cho biết đặc tính của giống cá này là ưa nước sạch. Gia đình ông đã dẫn nước từ mỏ nước trên núi về ao để nuôi; nước phải liên tục lưu thông. Cũng theo ông Mai thì thi thoảng ông mới cho cá ăn, thức ăn chỉ đơn giản là một ít cơm nguội hoặc lá cây. Loài cá này ruột bé nên ăn rất ít. Những hôm cá đói ông có thể vãi thức ăn ra và xuống ao nô đùa với chúng. Loài cá này rất hiền nên không thể thả chung với những loài khác.

Đối với những người dân tại xã Tân Lập thì đây là loài cá có giá trị kinh tế cao. Vào dịp Tết thường có nhiều người nơi khác tới đặt hàng mua cá về ăn tết, giá khá đắt song vẫn không có đủ cá để bán.

Thạc sĩ Kim Văn Vạn - Trưởng bộ môn Môi trường và bệnh thủy sản trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - cho biết: Cá Bỗng là loài cá cùng họ với cá trắm cỏ và chép, được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nhân giống thành công gần chục năm nhưng không được áp dụng và phát triển vì loài cá này chậm lớn. Ưu điểm của nó là sức đề kháng tốt hơn những loài cá khác, thịt ngon.

"Cá thần" ở Thanh Hóa với loài cá này là một. Do những quan niệm của người dân ở Cẩm Thủy mà cá Bỗng ở đó mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt, không được ăn thịt. Ở Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang... cá Bỗng được nuôi nhiều và khá đại trà, những con nhỏ họ dùng để ăn, những con to được bán với giá rất đắt.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 14/05/2012
Thế Cường - Xuân Thái
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 04:49 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 04:49 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 04:49 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:49 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 04:49 26/11/2024
Some text some message..