Những chứng nhận quốc tế về sử dụng kháng sinh

Bài viết tóm lược những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và quy định về sử dụng kháng sinh trong các chứng nhận quốc tế.

Những chứng nhận quốc tế về sử dụng kháng sinh
Tác hại của sử dụng bừa bãi kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đối với con người Ảnh: sciencedirect

Trong bài trước đã cho thấy việc lạm dụng kháng sinh làm xuất hiện các chủng kháng thuốc, giảm khả năng điều trị bệnh trên người, gây tác hại sức khỏe con người đồng thời cũng giảm chất lượng sản phẩm và giảm uy tín của ngành thủy sản của một quốc gia. Một trong những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát sử dụng kháng sinh là áp dụng các chứng nhận và tiêu chuẩn. Chứng nhận nuôi trồng thủy sản dựa trên thị trường đang trở thành một công cụ ngày càng mạnh mẽ để thực thi sự tuân thủ của ngành thủy sản với các tiêu chuẩn quốc tế.

Để tuân thủ hầu hết các loại chứng nhận, nông dân phải giới hạn và báo cáo việc sử dụng kháng sinh.

Các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ hiện tại có những quy định tương tự và tất cả đều cấm sử dụng kháng sinh với mục đích dự phòng (phòng bệnh). 

 

Bảng 1 Các quy tắc tiêu chuẩn được đề xuất bởi các chương trình chứng nhận khác nhau liên quan đến việc sử dụng và quản lý kháng sinh.

* Kháng sinh bị cấm và một số quy tắc khác có thể khác nhau theo quốc gia

Việc hỗ trợ chẩn đoán bệnh và quản lý sức khỏe động vật thủy sản bằng cách thực hành các chứng nhận cũng góp phần ảnh hưởng đến số lượng và liều lượng kháng sinh mà nông dân sử dụng.

Chiến lược tiếp cận thị trường và giá cả hấp dẫn đang dần thu hút ngày càng nhiều nông dân nuôi trồng thủy sản áp dụng thực hiện các chứng nhận nuôi trồng thủy sản tốt và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế hay chứng nhận của bên thứ ba (ví dụ: ASC và BAP). Các chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt cũng thường thúc đẩy an toàn sinh học cấp độ nông nghiệp và thực hành thâm canh bền vững, giảm nguy cơ bệnh tật tổng thể.

Nâng cao nhận thức chung của công chúng sẽ không chỉ trao quyền cho các nhãn chứng nhận, nhưng nó cũng sẽ giúp giảm sử dụng kháng sinh không cần thiết trong hoạt động sản xuất của con người.

Nguyên nhân ảnh hưởng việc sử dụng kháng sinh

Để đáp ứng với dữ liệu sử dụng kháng sinh toàn cầu nhóm nhà nghiên cứu đã tóm tắt các yếu tố cơ bản và gần đúng có ảnh hưởng nhất đền việc sử dụng kháng sinh trong ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay.

 

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh bao gồm: mức độ dễ nhiễm bệnh của các loài vật nuôi, khả năng kháng kháng sinh của mầm bệnh, khả năng chuẩn đoán bệnh, thị trường mục tiêu và quy định an toàn thực phẩm cùng các loại chứng nhận.

Sử dụng nhiều kháng sinh và lặp đi lặp lại trong nuôi trồng thủy sản cũng góp phần làm tăng mức độ kháng kháng sinh trong trong hệ sinh thái. Điều này buộc nông dân phải sử dụng kháng sinh liều cao hơn.

Việc truyền gen kháng kháng sinh bằng con đường chuyển gen ngang và dọc góp phần vào việc lựa chọn các kiểu hình vi khuẩn với cường độc lực và khả năng gây bệnh càng tăng, dễ xảy ra dịch bệnh dẫn đến việc sử dụng kháng sinh ngày càng nhiều.

Một sự khác biệt giữa việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi trên cạn và nuôi trồng thủy sản nằm ở con đường tác động của chúng đối với con người. Nhiều vật nuôi trên cạn là động vật có vú máu nóng có chung phần lớn cộng đồng vi khuẩn của con người và do đó sẽ có nhiều tác nhân gây bệnh trên người. Cá có máu lạnh và phần lớn là duy trì hệ vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên một số tác nhân gây bệnh do vi khuẩn gây bệnh như Mycobacterium spp., Streptococcus iniae, Clostridium botulinum và Vibrio vulnificus được biết là có tính chất kỵ khí và có khả năng vượt qua các rào cản để lây nhiễm cho con người.

Gen kháng kháng sinh trong các loại mầm bệnh này có thể có những tác động nghiêm trọng đến việc điều trị trên người những người bị nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với động vật hoặc môi trường thủy sinh có nguồn gen kháng kháng sinh, gen này có thể xâm chiếm hệ vi khuẩn ở người, có thể có tác động tàn phá ở quy mô dân số. Ở Việt Nam đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh điều này. Do đó, vấn đề sử dụng kháng sinh và sự kháng kháng sinh phải được giải quyết với sự chung tay của toàn thế giới.

Nhóm nhà khoa học: Patrik J. G. Henriksson, Andreu Rico, Max Troell, Dane H. Klinger, Alejandro H. Buschmann, Sonja Saksida, Mohan V. Chadag, Wenbo Zhang đăng trên tạp chí Sustainability Science

Đăng ngày 04/06/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

An toàn trong sử dụng thiết bị nuôi tôm

Để không ngừng phát triển, theo kịp sự tiến bộ của thế giới thì việc ứng dụng các thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hầu như không thể thiếu nhằm đẩy mạnh năng suất, gia tăng giá trị kinh tế.

Ao nuôi tôm
• 10:16 25/04/2023

Hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng trong lồng

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) sống ở biển, có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu với môi trường tốt, có thể nuôi với nhiều hình thức như: lồng bè, ao đầm.

Cá chim vây vàng
• 11:31 19/04/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Kỹ thuật nuôi tôm là cụm từ nhiều người tìm kiếm vì đây là các bước quan trọng quyết định đến năng suất của tôm thẻ.

Tôm thẻ
• 10:33 31/03/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm của Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt trên bản đồ xuất khẩu ra toàn thế giới. Chính vì thế, hiểu rõ những cách cơ bản để nuôi tôm sao cho phù hợp, đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao luôn là bài toán quan trọng đối với nhiều hộ nuôi tôm hiện nay.

Ao nuôi
• 10:25 30/03/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 12:16 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 12:16 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 12:16 04/06/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 12:16 04/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 12:16 04/06/2023