Những dòng sông than vãn...

Đáng ra Trái đất phải được gọi là trái nước, bởi ¾ bề mặt là nước. Tiếc thay phần lớn nước đó lại không uống được, vì mặn hoặc bẩn. Để thành nước sạch thì phải lọc, khử khuẩn. Công ty cấp nước ra đời.

ô nhiễm
Nguồn nước “đầu vào” trên các dòng sông đang bị ô nhiễm và theo chiều hướng ngày một xấu hơn. Ảnh greendeal

Người Hải Phòng rất tự hào về “nước” Hải Phòng. Họ chưa bao giờ nghe tin vỡ đường ống nước hay thấy chảy ra từ vòi một thứ nước không có màu trắng trong. Người ở “cấp nước” có kiểu làm việc rất “tây”, nhà máy nước khá hiện đại.

Chỉ hiềm mỗi nỗi làm họ canh cánh trong lòng: Nguồn nước “đầu vào” trên các dòng sông đang bị ô nhiễm và theo chiều hướng ngày một xấu hơn.

Ai làm bẩn các dòng sông?

Lò đốt rác của thành phố ở huyện Vĩnh Bảo đặt cạnh một túp lều hoang có hai con chuột nghèo rớt ngụ cư ở đó. Không gần nhà dân, nhưng lại quá gần con kênh Tân Hưng, thông ra dòng sông Chanh Dương.

Khi chúng tôi đến, lò không hoạt động. Thế nhưng chúng tôi vẫn phải đứng xa và cố nhịn thở trong bầu không khí xam xám nồng nặc mùi rác thối rữa, mùi than cháy dở, mùi mốc ẩm ướt. Nước rỉ rác ngấm ra kênh làm cỏ bên bờ héo vàng, trông như mái tóc lởm chởm.

Tiễn chúng tôi về, hai con quạ đậu trên cành trơ trụi của cái cây bị chết khô, trông như đường nét của một tia chớp đen xì, cất tiếng kêu ca oán trách. Đó là một ngày u ám, sương mù trong suốt từ phía dòng sông lan tỏa ra khắp cánh đồng tháng chạp đầy những gốc rạ sương giá.

ô nhiễm môi trường
Một bãi rác bên dòng sông Đa Độ. 

Những con cá thiếu ô xy khổ sở dãy dụa trong một đoạn mương đục ngầu rác rưởi. Không chỉ có chúng là nạn nhân của thói quen sử dụng vô độ phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân. Các chất độc đó ngấm xuống những mạch nước ngầm, nước trong nội đồng rồi theo các con kênh, mương, qua cửa cống không an toàn đổ vào sông.

Ở huyện Thủy Nguyên, thượng nguồn sông Giá, có người nông dân. Đằng sau cửa cống thủy lợi ông đặt cái lưới đánh cá, và rồi thỉnh thoảng, hết sức tùy hứng, lại mở cống để xua cá vào lưới. Sự vô nguyên tắc rất vô tư của một người không hiểu tại sao phải có nguyên tắc đã khiến nước bị nhiễm mặn từ sông Đá Bạc tràn sang sông Giá. Ngạn ngữ có câu: “Một thằng ngốc ném hòn đá xuống ao làm cho mười người khôn không mò được”. Tiếc là không chỉ có một “thằng ngốc ném đá”!

Làng buôn phế liệu Phù Lưu nằm sát dòng sông Đa Độ là một bức tranh nông thôn đang tàn héo đi trong nỗi buồn phiền ô nhiễm. Vừa vào cổng làng đã ngửi thấy mùi khét lẹt buồn nôn của cao su cháy, mùi hóa chất, mùi khí thải, vô số tiếng động lạ lùng hòa thành một thứ âm thanh hỗn độn. Dân buôn “chè chai lông vịt”, những người dễ dãi lúc nào cũng nhe răng cười, nói năng bỗ bã, nung chảy dây điện lấy đồng, đun mạch máy tính lấy vàng. Một thằng nhóc con, gầy đến nỗi không biết cơ thể có đủ chỗ cho lục phủ ngũ tạng không, dùng tay đập vỡ đèn hình ti vi để lấy linh kiện điện tử. Bụi có lẫn chì mù mịt khiến tôi cảm thấy nó trên răng mình.

Nước thải độc hại từ việc chế biến phế liệu đổ vào cửa cống Đò vọ, rỉ ra Đa Độ. Dòng sông trong lành đã bị vấy bẩn, biến thành thuộc địa của ngành thương mại. Đô thị hóa sai quy hoạch cũng góp phần làm suy thoái dòng sông. Cả một khúc dài dọc sông Rế là 800 nhà dân, nhà hàng, trại nuôi gia cầm… Tất nhiên, nước làm gà vịt, nước thải từ người, cũng được hòa vào nước sông.

ô nhiễm môi trường
Làng phế liệu bên dòng sông Đa Độ. Ảnh Báo Tài nguyên Môi trường

“Khiếp quá!” - Tôi nói. Chủ nhà nhìn tôi bằng đôi mắt mang đầy vẻ ngạc nhiên, như thể tôi là một bức họa gớm giếc khắc trên đá ở đảo Phục sinh, rồi nói tỉnh bơ: “Thế đổ đi đâu?”.

Tuy nhiên nước thải từ nhà hàng này “ăn thua mẹ gì” (Lời một thanh tra môi trường) so với nước thải không xử lý đúng quy trình của các nhà máy có công nghệ bẩn: dệt nhuộm, luyện kim, và cả chế biến chân gà! Hoạt động kinh tế của khu công nghiệp bủa vây, không cho con sông nào được trở lại trạng thái tự nhiên của mình.

Đằng sau Trung tâm Y tế An Dương có một cái cây già nua buồn bã, nhăn nhúm, cong queo như bị căn bệnh thấp khớp hành hạ. Dưới chân nó là con mương chứa nước thải từ bệnh viện. Mặc dù ngành y tế vẫn khẳng định nước thải bệnh viện đã được xử lý, nhưng chỉ số amoni, đánh giá ô nhiễm, cuối con mương cao khác thường, khiến người ta rất nghi ngờ bệnh tật đang chảy ở đó. Những ngày mưa to gió lớn nước thải y tế tràn qua cửa cống hòa vào sông Rế. Trong khi chúng ta không có phương tiện lọc các phân tử dược phẩm ở cấp nano, người dân sẽ phải uống những tồn dư của dược phẩm trong nước sạch.

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, loài người tin rằng từ nay họ chỉ còn phải đối mặt 3 vấn đề lớn: Hòa bình, kinh tế, nhân quyền. Môi trường là thứ ở đâu xa lắm. Các dòng sông bị ô nhiễm cũng chỉ được điểm lớt phớt trên một cột ở trang sau tờ báo, không xa những tin cáo phó là mấy.

Bài học từ “Cái chết đen” - cơn đại dịch tả đã càn quét cả châu Âu thế kỷ 19 do nguồn nước bị ô nhiễm - có lẽ còn chưa đủ liều cảnh tỉnh! Thế nhưng nhân loại đã nhầm. Chỉ khi một người, Al Gore, phó tổng thống Mỹ, “con sói đơn độc” đã làm bộ phim tài liệu “Sự thật không dễ chịu” (An Inconvenient Truth) báo động với cả thế giới về nguy cơ của biến đổi khí hậu (Ông được trao giải Nobel Hòa bình), nó mới trở thành vấn đề toàn cầu. Không nói đâu xa, bây giờ biến đổi khí hậu làm hiện tượng xâm nhập mặn lan sâu vào các dòng sông, nhiều lần làm các nhà máy nước của Công ty Cấp nước Hải Phòng phải dừng hoạt động.

Họ nói gì?

Những thứ tốt cho doanh nghiệp không phải lúc nào cũng tốt cho dân. Bởi với doanh nghiệp áp lực kinh tế được ưu tiên hơn áp lực môi trường. Khi sự phát triển quá mức nó sẽ giết chết môi trường vì sự vô độ của mình.

Chúng tôi vào công ty H, nơi đã nhiều lần lên báo vì xả thải trái quy định. Tiếp chúng tôi chỉ là vị phó phòng, khuôn mặt khép kín như cửa cái két đựng tiền. Hai con mắt lạnh không thể dò xét ẩn sau cặp kính gọng thép, trừ cái đảo mắt lén lút. Anh ta cãi bay cãi biến, luôn viện đến luật khi chưa bị bắt quả tang. Tôi chỉ biết nói với anh: “Ngoài luật pháp ra còn có đạo đức”.

Đạo đức không do nhà nước áp đặt. Nó chỉ là những chuẩn mực, giá trị, tín điều,… mà ta tự nguyện áp dụng cho mình. Luật pháp điều chỉnh hành vi từ ngoài, đạo đức từ trong. Đạo đức đi cùng ta bất cứ đâu, dẫn đường cho ta bất cứ điều gì. Thải các chất độc chết người xuống sông là một việc trái đạo đức. Trái đạo đức còn nặng hơn phạm luật Đời! Bởi nó là luật của Trời- Luật Nhân Quả.

Chúng tôi cũng được tiếp chuyện một người đang giữ luật “đời”ở cấp mini. Anh cán bộ huyện, khuôn mặt nhẵn nhụi mang cả sự tự mãn và đãng trí công chức, tỏ vẻ lơ đãng một cách bền bỉ khi tôi nhắc đi nhắc lại câu hỏi “Ai cấp sổ đỏ cho những ngôi nhà lấn chiếm hành lang bảo vệ con sông?”.

Anh như một miếng bông gòn điếc đặc trước tin dòng sông đang bị ô nhiễm. Và chỉ có mỗi phản ứng: Đôi bàn tay giật một cách bồn chồn trong túi, như muốn nói rằng “còn có 10 chuyện quan trọng hơn đang chờ tôi”! Đấy là một người quan liêu, nếu ở trên tàu Titanic đang bị chìm anh ta sẽ bắt hành khách ký nhận áo phao! Mẫu người như thế trong các xã hội văn minh đã thành lỗi thời, không còn sản xuất, không còn phụ tùng thay thế.

ô nhiễm môi trường
Nước sinh hoạt xả thẳng xuống dòng sông Rế. 

Nhiều công chức ngành Tài nguyên Môi trường ở các chính quyền địa phương giống anh. Họ thiếu ý thức và lòng quyết tâm để đối mặt với nguy cơ ô nhiễm. Họ không biết rằng thờ ơ cũng là hình thức ngược đãi.

Tại nhiều hội nghị môi trường, chúng tôi được nghe vài bản báo cáo câu chữ mịn màng đến nỗi nội dung hầu như trống rỗng. Mọi thiếu sót đều chứa đựng thoải mái trong cái cụm từ “hoàn cảnh khách quan”. Mà nào đâu phải những khó khăn đó không thể vượt qua như bắt người chết trở mình trong mộ! Một nhà lãnh đạo cần rất nhiều sự thông cảm chẳng khác nào miếng bọt biển thấm tất cả thứ vô dụng.

Khi một trại nuôi gà vịt được dựng trái phép ngay bên dòng sông, chính quyền chỉ có biện pháp nửa vời. Vậy là nó cứ tồn tại dài dài vì thế hệ sau từ chối giải quyết vấn đề của thế hệ trước. Họ đang mất dần ý thức tự nguyện nhận trách nhiệm tháo gỡ những nút thắt. Và điều đó sẽ từ từ, chậm rãi ăn mòn tài lực của cả xã hội, đơn giản là vì trì hoãn hành động càng lâu thì chi phí để thay đổi càng lớn.

Phải nói thật rằng tôi không gặp được nhiều vị công chức có tinh thần của dũng sĩ khi chiến đấu với sự suy thoái của môi trường! Còn với nguy cơ biến đổi khí hậu, hãy nhớ: Khi tác động vào tự nhiên chắc chắn chúng ta sẽ mất một thứ gì đó, ở một nơi nào đó, vào một lúc nào đó. Không thể nào thuyết phục hay van nài tự nhiên. Tự nhiên không hành động theo đạo lý. Theo thuyết tiến hóa, nếu không thích ứng được với tự nhiên bạn bị đào thải.

Vĩ thanh

Chúng ta đã sống quá lâu bằng sự bóc lột môi trường. Thật dại khờ khi bức tử một dòng sông vì những lợi ích kinh tế cỏn con, thế có khác gì đốt hết tranh trong viện bảo tàng để nhóm bếp. Năm 2021, Hội nghị về “Chống biến đổi khí hậu thế giới” họp tại Paris khẳng định: “Con người phá vỡ môi trường tự nhiên như con chim tự phá tổ của mình”. Và ra kêu gọi loài người phải hành động ngay lập tức.

“Để lại sau” là hành vi xa xỉ của thời đại trước. Với ngày nay, “để lại sau” là quá muộn. Hãy lắng nghe tiếng than vãn của các dòng sông…

Công ty cấp nước Hải Phòng sở hữu 9 nhà máy nước, tổng công suất thiết kế 385.000m³/ngày, sử dụng công nghệ xử lý nước mặt từ sông Đa Độ, sông Rế, sông Giá, kênh Chanh Dương và Ba Đồng, cung cấp nước sạch (75%) cho thành phố 2 triệu dân, được Bộ Xây Dựng đánh giá là một điểm sáng của ngành cấp nước Việt Nam.

Diễn đàn doanh nghiệp
Đăng ngày 20/01/2022
Hà Linh Quân
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 03:42 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 03:42 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 03:42 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 03:42 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 03:42 29/03/2024