Những loài cá có khả năng đặc biệt

Phóng điện, thay đổi giới tính hay đánh hơi mùi máu là một số khả năng của những loài cá này.

Cá hồi Sockeye
Cá hồi Sockeye với khả năng sử dụng từ trường để điều hướng.

Cá phổi châu Phi có thể sống không cần nước trong khoảng một năm. Khi cảm thấy mình đang ở trong tình huống nguy hiểm đến tính mạng, cá phổi sẽ tiết ra một cái kén chất nhầy và đào sâu tới 22 cm dưới lớp đất. Trong tình trạng này, nó hút không khí vào phổi thông qua một ống thở gắn sẵn dẫn lên bề mặt và dựa vào nước mưa để thở. Loài cá này có dạng phổi thô sơ, giúp chúng tiếp nhận oxy trực tiếp từ không khí.


Cá chình điện (hay còn gọi là lươn điện) có thể tạo ra dòng điện từ 600 đến 800 V. Lượng điện này đủ để giết một con ngựa. Vũ khí này giúp chúng chống lại kẻ thù và săn mồi. Nếu du khách bị giật điện, bạn có thể bỏng da hoặc có nguy cơ chết đuối.


Cá mặt quỷ (còn có tên cá đá) là loài cá độc nhất trên thế giới. Nếu bị cá mặt quỷ đốt, bạn có thể sốc, tê liệt, khó chịu, buồn nôn, đổ mồ hôi, mê sảng, sốt, sốc tim, suy hô hấp và thậm chí tử vong nếu không được điều trị bằng thuốc kháng nọc độc trong vòng vài giờ. Nếu bạn sống sót, các triệu chứng có thể kéo dài, từ vài ngày đến vài tuần và quá trình hồi phục hoàn toàn có thể mất nhiều tháng.


Cá mập voi (cá nhám voi) sử dụng 4.000 chiếc răng để ăn chay. Với trọng lượng hơn 25 tấn, cá mập voi là loài cá lớn thứ 2 trên thế giới. Thức ăn của nó chủ yếu bao gồm sinh vật phù du, thực vật và tảo. Cá mập voi có hơn 4.000 răng, nhưng đó là bộ lọc thu thập thức ăn thông qua kỹ thuật "lọc dòng chảy chéo", tương tự một số loài lớp cá xương và cá voi tấm sừng hàm.


Cá hề có khả năng thay đổi giới tính. Chúng luân phiên giữa giới tính đực và cái tại một số thời điểm trong cuộc đời. Tất cả cá thể sinh ra đều là giống đực, nhưng một số con biến thành cái trong quá trình lưỡng tính tuần tự. Cá hề có cả hai cơ quan sinh sản nam và nữ, một số con đực thực hiện quá trình chuyển đổi nếu con cái đầu đàn chết.


Cá mập trắng có thể "đánh hơi" mùi máu. Lỗ mũi của nó nằm dưới mõm, chỉ dùng để ngửi mà không phải để thở và có khả năng phát hiện lượng nhỏ hợp chất khác nhau trong nước. Chúng có thể phát hiện máu cách xa khoảng 5 km và xác định một giọt nhỏ trong cái xô gần 100l.


Cá hồi Sockeye sử dụng từ trường để điều hướng. Cá hồi là loài cá ngược sông để đẻ. Chúng sinh ra tại vùng nước ngọt, di cư ra biển, sau đó quay lại nước ngọt để sinh sản. Bằng cách phát hiện các biến thể nhỏ trong từ trường của Trái Đất, loài cá này di chuyển hàng nghìn kilomet để ngược sông, trở về nơi sinh ra.


Cá toothfish ở Nam Cực có dòng máu kháng đông. Bơi qua vùng cực băng giá (có thể xuống dưới -2ºC), cá toothfish tạo ra glycoprotein chống đông độc đáo, có thể giữ cho máu của chúng không bị đông.


Zing
Đăng ngày 23/11/2020
Uyên Hoàng
Ảnh đẹp

Thế giới đại dương tuyệt đẹp như thế nào?

Đến nay, khi nhắc đến đại dương, chúng ta vẫn tin rằng thế giới đại dương đã, đang và dường như mãi là một bí ẩn lớn đối với nhân loại.

Nemo
• 15:39 23/10/2023

Một làng chài ở Vịnh Hạ Long của Quảng Ninh lọt top những làng chài cổ tích thế giới đẹp như tranh

Top 17 ngôi làng đẹp như tranh lần này đã "gọi tên" làng chài Cửa Vạn (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Theo đó, làng chài Cửa Vạn đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách đề xuất của Bright Side - website về khoa học và giáo dục.

Làng chài
• 16:07 26/06/2023

Chợ cá trên bãi biển lúc bình minh

Chợ cá ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hình thành từ khi mở đất, lập làng thời nhà Nguyễn. Bình minh vừa ló dạng cũng là lúc hàng chục tàu khai thác hải sản tấp vào chợ bán cá, hình thành một ngôi chợ độc nhất vô nhị ở Quảng Ngãi.

Chợ cá
• 15:56 19/06/2023

Nhiều điểm nuôi thủy sản bằng phao xốp trên vịnh Hạ Long

Các khu vực vùng biển huyện Vân Đồn thuộc vùng lõi bảo vệ vịnh Hạ Long đang còn nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng phao xốp trái phép.

Biển
• 10:55 25/05/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 20:56 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 20:56 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 20:56 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 20:56 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 20:56 18/04/2024