Những loại máy sục khí trong nuôi trồng thủy sản

Máy sục khí cho ao tôm cá là rất quan trọng nhất là với môi trường nuôi thâm canh và siêu thâm canh bởi công dụng của chúng không chỉ cung cấp oxy cho nước ao mà còn giúp tạo dòng chảy nhằm gom tụ chất thải vào hố xiphong. Bài viết cung cấp các loại máy sục khí được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản cho người nuôi tham khảo.

Những loại máy sục khí trong nuôi trồng thủy sản
Trên thị trường có rất nhiều kiểu máy sục khí cung cấp cho ao nuôi tôm.

1. Máy sục khí kiểu bánh xe quạt nước (Paddle wheel aerator)


Máy quạt khí đơn giản gồm có bánh xe quay trên đó gắn những cánh guồng phẳng để khuấy nước, làm tăng hàm lượng không khí trong nước. Một mô tơi gắn trên khung nổi với một trục nằm ngang trên mỗi đầu trục có lắp bánh xe quạt nước theo kiểu thẳng đứng, đặt ngập trong nước từ 1/3 -1/4 đường kính bánh xe quạt nước.

Cánh guồng của bánh xe quạt nước thường hơi cong như chiếc thìa hay cạnh răng cưa và có lỗ đục. Bánh xe quạt nước quay tròn trong nước múc nước đưa lên và làm nước tung tóe mặt ao.

2. Máy sục khí kiểu cánh quạt khuếch tán không khí (Propeller diffuser earator)


Máy sục khí kiểu cánh quạt khuếch tán không khí hay còn gọi là máy khuấy dạng chân vịt. Gồm một ống rỗng tròn gắn vào một mô tơ điện. Một máy khuếch tán và một máy nén đẩy được lắp vào một đầu ống ngập trong nước. Phần nổi được đặt trên mặt nước là nhờ 1 chiếc phao, nhờ đó lỗ thủng được đối diện với đầu lỗ thủng của ống gần mô tơ, luôn duy trì ở trên mặt nước.

Máy nén đẩy gia tăng đủ lượng nước làm giảm áp lực trong ống rỗng nhờ đó đã đẩy được không khí vào trong ống. Không khí được chuyển vào máy khuếch tán đi vào trong nước tạo thành những bọt khí nhỏ đó là nhờ vào sự kết hợp với máy nén đẩy. Những máy sục khí này ngoài việc sục khí còn giúp tuần hoàn nước. 

3. Máy sục khí bơm (Pump-aerator)


Máy sục khí bơm hay còn gọi là máy bơm thổi khí nó giúp lưu thông cột nước theo chiều dọc. Bao gồm có 1 mô tơ điện có thể đặt chìm dưới nước và một máy nén đẩy được gắn vào 1 ống. Mô tơ được đặt cố định để các đầu ống ở vị trí thẳng đứng. Toàn bộ hệ thống nổi nhờ được gắn phao. 

4. Máy sục khí quay (Rotary aerator)


Tương tự máy sục khí kiểu bánh xe quạt nước.  Máy sục khí được thiết kế cánh quạt bằng thép không rỉ 3 mảnh. Dòng nước chảy 360o dễ sử dụng, dễ lắp đặt . Nếu sử dụng máy này nên kết hợp với máy sục khí bánh xe quạt nước để có hiệu quả tốt nhất.

5. Máy sục khí phun (Spray aerator)

Với 1 bơm cao áp đẩy nước ra qua nhiều lỗ nhỏ của một đường ống, với nhiều nhánh phun nước tạo thành vòng cung quạt khí.


Máy có một vòi phun tiêu chuẩn, và một động cơ 1/2 HP. Đường ống nước có thể được điều chỉnh cho phù hợp với độ sâu của từng ao.


Điều này tạo ra một vòng cung quạt khí được kéo từ nước tầng đáy lên bề mặt, đảm bảo lưu thông không khí và sự pha trộn không khí cho các tầng nước ao nuôi.

6. Máy sục khí thác nước (Waterfall aerator) 


Trong nuôi trồng thủy sản một công trình xây dựng kiên cố đơn giản qua đó nước được rơi xuống. Khi nước nhỏ giọt nước hòa trộn với không khí và hàm lượng oxy hòa tan trong nước tăng lên. Ngoài ra còn được dùng để khử khí độc của nguồn nước cấp.

Máy sục khí này chỉ phù hợp với ao nuôi cá có dạng bậc thang kiểu thác nước. Hoặc sử dụng trong các bể cá cảnh. 

7. Máy sục khí khuếch tán (Diffuser- aerators)


Một trong những máy sục khí sử dụng máy nén khí hay máy thổi khí để cung cấp khí hoặc khuếch tán không khí. Những bong bóng nhỏ này nổi lên qua cột nước, tạo ra một vùng bề mặt rộng cho sự khuếch tán oxy từ không khí bên trong các bong bóng vào trong nước. Đường ống có lổ thủng hay các dụng cụ khác tương tự để giải phóng các bọt khí vào trong nước. Khí oxy có thể được dùng thay vì không khí.

Tuy nhiên các hệ thống khuếch tán không khí có nhược điểm là hiệu suất kém ở các ao nước nông, vì thời gian lơ lửng của bong bóng trong nước quá ngắn nên khuếch tán ít oxy vào trong nước. Hơn nữa, các hệ thống này không phù hợp cho các ao nuôi lớn bởi vì chiều dài ống quá dài và sử dụng nhiều ống khuếch tán.

Hệ thống sục khí khếch tán phù hợp cho ao nuôi diện tích nhỏ và nuôi tôm với mật độ dày, thường dùng để hỗ trợ cho máy sục khí quạt guồng nhằm gia tăng oxy trong ao.

7. Máy sục khí trọng lực (Gravity-Aerator)

Là một trong những loại máy sục khí có sử dụng năng lượng được tạo ra khi đổ xuống từ trên cao xuống để vận chuyển oxy. Thường liên quan đến máy sục khí thác nước hay kiểu thác nước.


Các dạng của máy sục khí trọng lực kiểu thác nước.

8. Máy sục khí cơ học (Mechanical aerator)

Đây là một trong những máy được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Máy sục khí cơ học dụng năng lượng cơ học quạt nước tạo thành những giọi nước. Đây là sục khí làm nước văng tung tóe vào không khí để tăng diện tích tiếp xúc giữa nước và không khí làm khuếch tán oxy từ không khí vào nước. Và tùy theo thiết kế cánh quạt mà có hiệu suất sục khí và tạo dòng chảy khác nhau.


Oxy được tăng cường vận chuyển nhờ vào sự gia tăng vùng tiếp xúc giữa nước và không khí. Máy có thể chạy bằng mô tơ điện hoặc máy nổ đặt trên bờ. Máy sục khí cơ học được sử dụng ngày càng nhiều trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam bởi máy sục khí cơ học vừa có chức năng cung cấp oxy vừa khuấy đảo nước, đảm bảo cân bằng nhiệt độ, độ mặn và ôxy ở lớp nước mặt và lớp nước dưới.

Để đạt được hiệu suất sục khí mong muốn cần so sánh hiệu quả cung cấp oxy, diện tích ao nuôi, mô hình nuôi và mật độ nuôi để lựa chọn kiểu máy sục khí phù hợp.

Đăng ngày 02/04/2018
NIMDA TH
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm giống và tôm trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thế nào?

Trong nuôi tôm, việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cuối vụ. Tôm giống và tôm trưởng thành có hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và yêu cầu dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Tepbac phân tích chi tiết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:54 09/06/2025

Bảo vệ gan ruột tôm ngày mưa dài: Giải pháp then chốt cho vụ nuôi bền vững

Vào mùa mưa kéo dài – đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa – hệ gan ruột của tôm thường bị tổn thương, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm lớn, tiêu hóa kém, phát sinh bệnh đường ruột hoặc bùng phát các bệnh nguy hiểm như phân trắng, EMS, hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)... Do đó, bảo vệ gan ruột tôm trong những ngày mưa dài là bài toán sống còn cho người nuôi tôm muốn đảm bảo thành công vụ nuôi.

Gan ruột tôm
• 10:15 06/06/2025

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh TPD lúc này?

Mùa hè năm nay ở nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước đang bước vào cao điểm của thời tiết mưa giông, độ mặn dao động thất thường, nhiệt độ thay đổi liên tục, là điều kiện lý tưởng để bệnh TPD (mờ đục hậu ấu trùng) xuất hiện và lan rộng tại các trại giống.

Tôm giống
• 11:03 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 14:14 14/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 14:14 14/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 14:14 14/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 14:14 14/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 14:14 14/06/2025
Some text some message..