Những loài rắn cực độc và cực hiếm ở Việt Nam

Đứng đầu bảng là loài rắn biển, dân gian gọi là con đẻn. Kế đến là loài rắn chàm quạp thường gặp ở vùng rừng cao su bạt ngàn miền Đông Nam bộ và Campuchia...

Rắn khổng lồ cổ đại
Rắn khổng lồ cổ đại

Chợt tiếng súng dừng hẳn. Cả hai bên tham chiến quên cả bắn nhau để há hốc miệng nhìn một cảnh tượng kỳ quái. Một con rắn khổng lồ dài vài chục mét, dường như bị trúng bom, bò ra từ một miệng hang và giãy giụa dữ dội làm nát cả một khoảng rừng thưa.

5 loài rắn cực độc ở Việt Nam

Đứng đầu bảng là loài rắn biển, dân gian gọi là con đẻn. Nhưng không phải loài đẻn nào cũng độc mà chỉ có loài đẻn kim có đầu nhỏ như một mũi kim đan. Chất độc của loài đẻn kim mạnh gấp hàng trăm lần rắn hổ và tất nhiên một phát cắn của nó, khỏe như Rambo cũng mất mạng sau nửa giờ.
Nhiều lời đồn cho rằng, nạn nhân bị rắn độc cắn chỉ đi chưa được chục bước là trào đờm cấm khẩu chết ngay. Không hề có chuyện ấy. Loài rắn độc nhất là loài đẻn kim cũng chỉ có thể gây tử vong sau 20 - 30 phút và các loài rắn cực độc khác nhanh nhất cũng đến vài giờ.

Kế đến là loài rắn chàm quạp thường gặp ở vùng rừng cao su bạt ngàn miền Đông Nam bộ và Campuchia. Văn hóa Hán gắn cho con rắn kịch độc này một cái tên hết sức kiếm hiệp là khô mộc xà. Giữa đám lá mục, con rắn chàm quạp ẩn mình chẳng khác gì khúc gỗ. Chẳng thế mà có một nhà thám hiểm đã hút chết vì sự nhầm lẫn của mình. Nhìn thấy một con khô mộc xà, ông hoảng hồn vơ khúc cây để đập. Nhìn kỹ, hóa ra con rắn chỉ là một khúc cây. Nhưng chính khúc cây ông vơ vội lại là một con chàm quạp lửa chính hiệu!

Độc xà thứ 3 ở Việt Nam khá hiếm gặp, thường chỉ thấy ở khu vực đại ngàn Trường Sơn. Loài rắn này to như một con trăn gấm nhưng nhanh nhẹn và có chiếc đầu tam giác với hai túi nọc chứa độ 200cc. Điều khác biệt rất khó nhận ra là vằn trên mình “chú trăn” này có hình bông hoa mai năm cánh.

Người Trung Quốc gọi là mai hoa xà, còn ở xứ ta gọi là rắn hổ bướm. Phân tích về nọc của loài rắn này thì cũng thường thôi, ít độc hơn các loại cùng tên hổ khác. Nhưng thử nghĩ, một cú mổ của hổ bướm tống vào cơ thể con mồi khoảng 2 - 5cc nọc độc thì trâu cũng chết, nói chi tới người.

Loài xà độc đứng hàng thứ 4 là rắn ống tre, nhỏ một cách khó tin nhưng độc cực kỳ. Với thức ăn là côn trùng và chim nhỏ, nó thực sự chẳng cần sử dụng đến loại vũ khí đáng sợ mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng. Người Trung Quốc gọi loài rắn này bằng một cái tên mà ai đã đọc truyện chưởng của Kim Dung cũng đều nhớ: kim tuyến xà.

Vết cắn của rắn chàm quạp

Vết cắn của rắn chàm quạp

Ở nông thôn Việt Nam, cách để nhận biết nơi trú ẩn của kim tuyến xà chính là hiện tượng dù không có gió bụi tre vẫn kêu xào xạc hoặc le te như tiếng lá tre cọ vào nhau. Loại rắn này sống trong ống tre và chỉ thò lưỡi ra hứng sương cũng như định hướng con mồi. Với việc săn mồi thụ động như thế nên rắn ống tre đói thường xuyên, mà đói thì nọc độc càng dữ dội.

Loài xà độc thứ 5 có mặt ở Việt Nam từ thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Khi theo chân quân đội Mỹ sang miền Nam nước ta thực hiện chiến tranh xâm lược, Thái Lan gửi qua một sư đoàn bộ binh có tên Mãng Xà Vương đóng ở vùng từ Long Bình (Biên Hòa) đến xã Phước Thiện (Bà Rịa). Chính vì vậy, ở đây mới có một địa danh là ngã ba Thái Lan.

Lính Xiêm sợ chiến đấu với người Việt, có lẽ từ sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút của Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ (1785), nên chúng chỉ rúc kỹ trong doanh trại. Thấy chưa chắc ăn, người Thái còn mang qua cả nghìn con rắn Cobra, tức rắn hổ mang bành hay còn gọi là rắn mắt kính. Ban ngày lính gác, tối thả rắn thay người làm công tác phòng ngự doanh trại.

Khi Thái Lan rút quân, số rắn mang về thất thoát quá nửa. Nhưng điều đó vẫn chưa đáng nói bằng việc lũ rắn này lai tạo với giống rắn địa phương cho ra đời một loài rắn mới. Nhìn bề ngoài, loài rắn này hệt con Cobra ở Thái Lan mang sang nhưng màu sắc đậm hơn và nhỏ chỉ bằng 1/3 cha mẹ chúng. Tuy nhiên, loài rắn mới này nguy hiểm hơn nhiều vì cực kỳ nhanh nhẹn và nọc độc có phần trội hơn. Nếu không nhờ người Việt khoái uống rượu ngâm rắn độc và cho tuốt tuột các loại bò sát lên bàn nhậu thì loài rắn này có lẽ đã thành nỗi kinh hoàng của cư dân địa phương.

Hang rắn khổng lồ ở Tịnh Biên (An Giang)

Hang rắn khổng lồ ở Tịnh Biên (An Giang)

Quái xà khổng lồ trong truyền thuyết

Năm 1971, một trung đội trinh sát của sư đoàn 23 BB chế độ cũ, được một buôn người Ê Đê ở ven bờ hồ Đắk Min thuê với giá quy ra cỡ chục con gà để bắn giúp một con rắn nước khá to. Thấy việc dễ ăn, gã trung đội trưởng gật đầu cái rụp. Một con dê được cột vào cọc gỗ ngay mép nước làm mồi nhử. Tất cả các loại súng gồm M18 (CAR 15), M60, M79, được chuẩn bị. Chờ cả giờ đồng hồ, cả bọn bắt đầu chán nản thì đúng lúc đó, con dê thét lên be be và cố gắng kéo đứt dây để chạy.

Nước hồ bỗng réo ùng ục và một vệt nước lao đến chỗ cột con dê. Con rắn vươn đầu ra khỏi mặt nước táp gọn con dê rồi quay ngoắt lại, lặn xuống nước. Không một phát súng nào nổ! Tất cả hơn hai chục gã lính đều trợn tròn mắt khi chứng kiến kích thước ngoài sức tưởng tượng của con rắn. Cũng đã nghe nói trước nhưng quả thực chả ai nghĩ nó lại lớn cỡ đó. Chính vì vậy, khi con rắn ngoác miệng nuốt chửng con dê lớn thì gan mật của trung đội trinh sát lập tức… đi vắng! Thế là do không hoàn thành hợp đồng, cả bọn phải è cổ góp lương lại để đền tiền cho người dân đã thuê bắn con rắn nước.

Một vụ khác xảy ra năm 1972 ở mặt trận Kon Tum. Các sư đoàn quân giải phóng đang siết chặt vòng vây quanh thị xã sau khi đã đánh tan tác sư đoàn 22 BB của quân Sài Gòn, chỉ chờ cơ hội dứt điểm luôn sư đoàn 23 BB đang phòng thủ tại đây. Gìành giật nhau từng tấc đất ngay núi Chư Pao để chiếm lợi thế về pháo binh, hai bên chạm súng ác liệt và "pháo đài bay" B52 từ Utapao (Thái Lan) cũng bay sang trợ chiến với tần suất hàng chục phi tuần mỗi ngày.

Chợt tiếng súng dừng hẳn. Cả hai bên tham chiến quên cả bắn nhau để há hốc miệng nhìn một cảnh tượng kỳ quái. Một con rắn khổng lồ dài vài chục mét, dường như bị trúng bom, bò ra từ một miệng hang và giãy giụa dữ dội làm nát cả một khoảng rừng thưa.

Một lúc sau, con rắn bò đi mất để lại những dấu trườn có chiều ngang như vừa kéo lê qua nơi ấy một thân đại thụ. Tiếng súng lại tiếp tục nhưng rõ là trong tâm thức của những người có mặt ngày hôm ấy ở núi Chư Pao hẳn khó quên cảnh tượng về con rắn tưởng chỉ có trong truyền thuyết. So với con quái xà Nam Mỹ trên màn ảnh Hollywood, quái xà Việt Nam chắn chắn hơn xa.

Dân Việt
Đăng ngày 03/03/2013
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:04 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 17:04 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 17:04 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 17:04 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 17:04 30/11/2024
Some text some message..