Những người đàn bà gánh cá ngừ đại dương

Tại cảng cá Đà Rằng (phường 6, TP Tuy Hòa, Phú Yên), có trên 100 chị em chuyên nghề vác cá ngừ đại dương. Nhiều chị đã vác cá gần 30 năm, trước khi truyền nghề cho con cháu.

Mỗi ngày không dưới 100 con cá bự trên vai phụ nữ. Ảnh: Việt Hương.
Mỗi ngày không dưới 100 con cá bự trên vai phụ nữ. Ảnh: Việt Hương.

Mẹ truyền con nối

Buổi sáng một ngày cuối tháng 11, lần lượt 4 tàu câu cá ngừ đại dương từ Trường Sa trở về cập cảng, mỗi tàu chở khoảng 1,7 tấn cá ngừ đại dương.

Chị em bắt đầu một ngày làm việc nặng nhọc. Bà Nguyễn Thị Xem (58 tuổi), người gắn bó với nghề gánh cá đã trên 30 năm, cho biết các chị em ở đây có độ tuổi rất khác nhau, từ 18 đến 70, làm việc theo tổ đội, dưới sự dẫn dắt của Nghiệp đoàn nghề cá phường 6.

Chị Nguyễn Thị Ny (27 tuổi) nói: “Chúng tôi làm việc rất tự giác, đúng giờ đúng giấc, không ai nghỉ, nếu nghỉ sẽ phải cử người ra thay”.

Tại cảng cá có 3 tổ nữ bốc vác, mỗi tổ khoảng 20-30 người. Mọi người trực tại cảng, bốc vác cá ngừ từ tàu lên điểm tập kết mổ cá. Ny vừa vào nghề được 5 năm, cho biết, chị tiếp quản nghề này từ mẹ mình. Một lần, bà gánh cá quá nặng nên bị trẹo sườn, thế là truyền lại chỗ làm cho con gái để kiếm sống.

Trời nắng như đổ lửa. Những đôi chân đàn bà buộc chặt bao vải tránh thấm nước từ cá, chạy thoăt thoắt, ướt đẫm mồ hôi.

Hậu cần nghề cá

Đội quân tóc dài sẵn sàng trên bờ chờ cá.

Đội quân tóc dài sẵn sàng trên bờ chờ cá

Chị Nguyễn Thị Mộng My đã 35 năm làm nghề bốc vác cá ngừ đại dương tại cảng cá phường 6: “Không thể thiếu chị em tui được. Cả chủ tàu lẫn lao động cứ cập bờ là ngồi gác chân uống nước, mọi việc còn lại để con cá thành tiền là nằm trên tay bọn tui hết”.

Theo chị, hàng trăm gia đình khó khăn như chị được các chủ tàu trả lương hàng ngày để duy trì cuộc sống nên hầu như chị em ở đây đã xác định được trách nhiệm của mình: làm việc hăng say, nhận thù lao xứng đáng, đảm bảo miếng ăn cho gia đình cả khi khó lẫn khi no đủ.

Chị My bắt đầu công việc tại cảng cá từ 6 giờ sáng, đến 8 giờ đêm mới về nhà. Chị có được 50-80 ngàn để mang về lo cái ăn cho chồng con.

Chồng chị My bị mù lòa, gia đình không có nguồn thu nào khác nên mọi gánh nặng đều đè trên vai người phụ nữ gầy yếu này.

Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6, ông Phan Thuẫn,cho biết: “Cảng cá phường 6 có hơn 400 tàu cá chuyên hành nghề câu cá ngừ đại dương có chất lượng.

Nguồn cá cập cảng đều đảm bảo chất lượng tốt nhất, mức giá cũng hậu hĩnh nhất so với các cảng cá dọc miền Trung. Cho nên, theo sau con cá ngừ đại dương có hàng trăm hộ gia đình khó khăn khác kiếm được cái ăn từ đó”.

Theo ông Thuẫn, tại phường 6 đã có Nghiệp đoàn nghề cá ngừ đại dương, có tổ đội liên kết bám biển. Trên bờ có tổ đội liên kết bốc vác “tóc dài”, tổ đội chuyền hàng xe thồ… mọi lứa tuổi, giới tính ra cảng cá mưu sinh đều có một trật tự việc làm ổn định, có thu nhập chính đáng.

“Mỗi con cá chị em vác trên vai được trả công từ 8-10 ngàn đồng tùy loại to nhỏ. Tiền chi đó lại không thuộc vào người mạnh hay yếu mà tính theo đầu con cá, cộng lại và chia đều cho mỗi người sau khi cá đã nằm gọn trên xe đông lạnh”, ông Phan Thuẫn cho biết thêm.

Tiền Phong
Đăng ngày 02/12/2012
Việt hương
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 07:22 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 07:22 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 07:22 30/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 07:22 30/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 07:22 30/04/2024