Những “ông đỡ sản ngư”

Vốn là những kỹ sư thủy sản, nhưng mỗi lần cá sinh sản, họ trở thành lão ngư thứ thiệt, sẵn sàng ngâm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ để chọn cá bố mẹ, rồi thức trắng đêm canh cá đẻ. Vì thế, họ còn được nhiều người gọi là “ông đỡ” cho “sản ngư”.

trứng cá chép
Kiểm tra trứng cá chép đang ấp.

Sau nhiều lần hẹn “trượt”, lần này tôi may mắn được kỹ sư thủy sản Đỗ Thành Luân, Trại trưởng Trại giống thủy sản cấp I tỉnh Lào Cai mời xuống để tận mắt chứng kiến việc cho cá chép sinh sản. Dù là Trại trưởng, nhưng kỹ sư Đỗ Thành Luân cũng tất bật như những anh em trong đơn vị. Anh vừa chỉ đạo, vừa trực tiếp kéo lưới, không phải vì thiếu người, mà vì công việc này đã trở thành quen thuộc và đam mê của anh mỗi lần cho cá sinh sản. Vừa kéo lưới, kỹ sư Luân vừa chia sẻ: Đây là vụ cá sinh sản đầu tiên sau dịch Covid-19 anh ạ, nên anh em phấn khởi lắm!

Nói đến đây, kỹ sư Luân buộc phải dở câu chuyện, bởi lưới đã kéo sát bờ, anh phải hướng dẫn chọn cá bố, mẹ. Từng con cá chép cái được đưa lên mặt nước, qua cái nhìn của kỹ sư thủy sản nhiều kinh nghiệm, anh biết có thể chọn để phục vụ cho đợt sinh sản này, với cá chép đực cũng như vậy. Sau khi chọn đủ cá bố, mẹ, lúc này anh mới có nhiều thời gian để tiếp tục câu chuyện với tôi.

Kỹ sư Đỗ Thành Luân tâm sự: Thông thường, mỗi năm có 2 vụ sản xuất cá giống chính, đó là vụ xuân (ngay sau Tết Nguyên đán) và vụ thu, bởi đó là thời điểm nhu cầu giống nuôi thủy sản của người dân tăng. Tuy nhiên hiện nay, thị trường cung cấp cá giống của trại được mở rộng, thậm chí vào Đồng Tháp, Cần Thơ, nên trung bình mỗi tháng, trại cho cá đẻ 2 lần. Trung tâm hiện sản xuất chủ yếu giống cá chép, với 500 cặp cá bố mẹ đang trong độ tuổi sinh sản. Hầu hết cá bố mẹ được nhập từ Viện Thủy sản I Trung ương, thậm chí có cả giống nhập ngoại, tiếp tục cho lai tạo từ các dòng để chọn được những con giống có phẩm cấp tốt nhất. “Để có được đàn cá bố mẹ chất lượng như hiện nay, cán bộ, kỹ sư của trại phải dành nhiều công sức nghiên cứu, lai tạo, lựa chọn”, kỹ sư Đỗ Thành Luân chia sẻ.


Đưa giá thể vào bể cá sinh sản.

Như để minh chứng cho chia sẻ của mình, kỹ sư Luân đưa tôi ra khu vực chọn cá bố, mẹ cho lần sinh sản này. Những con cá chép cái vàng bóng, bụng căng tròn, trọng lượng trung bình 5 - 6 kg/con, cá chép đực đen nhánh, trọng lượng trung bình 4 -5 kg/con, quẫy nước bắn tung tóe, đó là thành quả, nỗ lực của cán bộ, kỹ sư của trại. Để chuẩn bị cho một lần cá sinh sản, công việc của cán bộ, kỹ sư của Trại giống thủy sản cấp I tỉnh vô cùng vất vả. Trước vụ sinh sản, họ phải nuôi vỗ tích cực và nuôi vỗ thành thục cho cá bố mẹ, đây là công đoạn mất nhiều thời gian và công sức, quyết định đến sự thành công của lần sinh sản này. Trong công đoạn nuôi vỗ tích cực, hằng ngày họ phải cho cá ăn 2 lần, với đầy đủ protein, đạm và ghi chép cụ thể, chi tiết các thông số. Thường xuyên “nghe ngóng” thời tiết, nếu mưa to hoặc nắng nóng phải giảm lượng thức ăn cũng như số lần cho cá ăn, nếu chểnh mảng chắc chắn sẽ thất bại. Sau thời gian nuôi tích cực, sẽ chuyển sang nuôi vỗ thành thục, giảm protein trong thức ăn, tăng chất xơ để thúc đẩy chuyển hóa sang trứng. Do vậy, trại phải phân công 1 nhân công ngày đêm ủ thóc, làm giá đậu tương làm thức ăn cho cá. “Lo cái ăn cho cá, ra vào nhìn nắng, nghe mưa, thành ra chúng tôi yêu thương chúng, chỉ mong đến ngày sinh sản để nhìn đàn cá bố mẹ lớn, khỏe ra sao”, anh Mã Văn Pao - lao động hợp đồng của trại tâm sự.

Trước đợt cá sinh sản 1 tháng, trại phải kéo cá để kiểm tra độ thành thục, độ căng của bụng, độ chín của trứng. Trước khi sinh sản 1 ngày, lại tiếp tục kéo lưới, kiểm tra một lần nữa độ thành thục của cá, mới đi đến quyết định cuối cùng cho cá đẻ hay không. Kiểm tra cá không phải việc đơn giản, mà phải biết cách nâng đỡ, bởi giai đoạn này, cá rất dữ. Riêng công đoạn này, anh Bùi Văn Ngọc, cán bộ kỹ thuật được trại “ưu ái” giao cho đặc trách. Anh Ngọc tâm sự: Ngâm mình hàng giờ trong nước, thậm chí còn bị cá lao vào mặt, thâm tím cả mắt thực sự không sung sướng gì. Nhưng là người đầu tiên nâng đỡ những con cá bố mẹ béo khỏe trước khi cho chúng sinh sản, mình rất vui, vì được tận tay nâng đỡ thành quả của cả tập thể.

Sau khi chọn đủ, cá bố mẹ được đưa vào 2 bể, để riêng cá đực và cá cái. Sau đó, cán bộ kỹ thuật sẽ tiêm kích dục tố cho cá cái và cá đực. Đợi đến trời tối, toàn bộ cá đực được chuyển sang bể chứa cá cái. Lúc này, nước trong bể chứa được cho chảy tạo dòng để cá thích nghi như ngoài tự nhiên. Sau khi cá đực và cá cái kết hợp thành từng cặp, các cán bộ kỹ thuật nhanh chóng thả lục bình vào bể, vừa tạo lớp che cho cá “đỡ ngại” vừa tạo giá thể để trứng bám vào. Tiếp đó, họ phủ tấm lưới kín bể để tránh cá “hăng quá” lao ra ngoài. Cả đêm, họ phải cắt cử nhau thăm bể vài lần để đảm bảo cá sinh sản an toàn.

Sáng hôm sau, họ chỉ việc vớt lục bình mà trứng đã bám đầy rễ, cho vào khu ấp khô. Nhìn mỗi chùm lục bình “lúc lỉu” trứng cá bám vào rễ, gương mặt kỹ sư, công nhân ở đây phấn khởi vô cùng. Sau khi ấp khô 24 giờ, trứng xuất hiện điểm mắt thì chuyển xuống ấp nước từ 20 đến 24 giờ, trứng nở, sau đó mang cá bột tiếp tục ương thành cá giống. Mỗi lần cho cá chép sinh sản, trại sản xuất được 1,5 - 2 triệu cá bột, tỷ lệ sản xuất cá giống đạt từ 60% đến 70%. Trong đó, 40% cá hương và cá giống được cung cấp trong tỉnh, còn lại cung cấp cho các tỉnh đồng bằng như Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, thậm chí còn lên máy bay vào Đồng Tháp, Cần Thơ. Nhờ những “ông đỡ” cần mẫn của Trại giống thủy sản cấp I tỉnh mà cá chép giống “made in” Lào Cai đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Báo Lào Cai
Đăng ngày 08/07/2020
Thanh Nam
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 21:55 10/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 21:55 10/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:55 10/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 21:55 10/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 21:55 10/11/2024
Some text some message..