Nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học California tại Santa Barbara cùng các nhà nghiên cứu từ Khoa bảo tồn thiên nhiên, Đại học California tại Los Angeles (UCLA) và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ cho thấy tiềm năng của đại dương trong việc hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản. Ngành nuôi cá là hoạt động phát triển nhanh nhất và sẵn sàng giải quyết các vấn đề ngày càng gia tăng của tình trạng bất ổn lương thực trên toàn cầu.
Theo nghiên cứu, trong số các đánh giá đầu tiên trên quy mô toàn cầu về tiềm năng nuôi trồng thủy sản biển, các đại dương trên thế giới đang có nhiều điểm nóng về nuôi trồng thủy sản, cung cấp không gian để sản xuất 15 tỉ tấn cá mỗi năm. Con số này cao hơn 100 lần mức tiêu thụ hải sản hiện nay trên toàn cầu.
Thực tế hơn, nếu ngành nuôi trồng thủy sản chỉ phát triển ở các khu vực có hiệu quả nhất, đại dương về lý thuyết có thể sản xuất cùng một lượng hải sản mà ngành đánh bắt tự nhiên trên thế giới hiện đang sản xuất, nhưng chỉ chiếm dưới 1% tổng diện tích bề mặt đại dương – tương đương diện tích hồ Michigan.
Ví dụ, Mỹ có tiềm năng lớn chưa được khai thác và có thể sản xuất đủ hải sản nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu của quốc gia chỉ sử dụng 0,01% vùng đặc quyền kinh tế. Do Mỹ nhập khẩu trên 90% lượng thủy sản tiêu thụ trong nước, nuôi trồng thuỷ sản là một cơ hội mạnh mẽ để tăng nguồn cung trong nước và giảm thâm hụt thương mại thủy sản của quốc gia, hiện nay tổng cộng hơn 13 tỷ USD.
Để xác định tiềm năng toàn cầu của nuôi trồng thủy sản, các nhà nghiên cứu xác định các khu vực có điều kiện đại dương phù hợp để hỗ trợ các trang trại. Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu tổng hợp về các thông số hải dương học như độ sâu và nhiệt độ đại dương và nhu cầu sinh học của 180 loài cá kèo và nhuyễn thể hai mảnh vỏ, như hàu và vẹm.
Nhóm nghiên cứu đã loại trừ những địa điểm xung đột với các mục đích sử dụng khác của con người, chẳng hạn như các khu vực vận chuyển cao và các khu bảo tồn biển, và loại trừ độ sâu của đại dương vượt quá 200 mét, theo thực tiễn của ngành để đánh giá thực tế kinh tế. Phân tích của các nhà nghiên cứu đã không tính đến các khó khăn chính trị hoặc xã hội có thể có thể hạn chế sản xuất.
Đồng tác giả nghiên cứu lưu ý rằng, nuôi trồng thủy sản cũng có thể giúp bù đắp cho những hạn chế của đánh bắt tự nhiên. Trong hai thập kỷ qua, ngành khai thác tự nhiên đã chạm tới một bức tường sản xuất, làm đình trệ khoảng 90 triệu tấn hải sản, với ít bằng chứng cho thấy mọi thứ sẽ được phục hồi.
Froehlich nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là khoa học, bảo tồn, chính sách và ngành phải cùng làm việc để đảm bảo rằng các trang trại nuôi cá không chỉ có vị trí tốt mà còn được quản lý tốt như cân bằng đầu vào và đầu ra chất dinh dưỡng để tránh ô nhiễm và giám sát dịch bệnh. Nghiên cứu này là một bước tiến theo hướng hợp tác.