Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
EHP lây trực tiếp từ cá thể này sang cá thể khác trong môi trường nước. Ảnh: Internet

Nhiễm EHP thường có đặc điểm là tăng trưởng chậm, nhiễm ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất hậu ấu trùng ở các trại giống – chủ yếu ở Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc. 

Nhiễm EHP trên tôm thẻ chân trắng 

Tôm thẻ chân trắng nhiễm EHP dẫn đến các enzyme tiêu hóa α-amylase và lipase giảm đáng kể so với tôm khỏe. Đồng thời các biến số trao đổi chất như chất béo trung tính (TG), protein tổng số (TP), cholesterol (CL), glucose (GL) và alanine aminotransferase (ALT) thấp. 

Bên cạnh đó, phản ứng miễn dịch không đặc hiệu bị ảnh hưởng bởi nhiễm EHP bằng cách giảm hoạt động của phosphatase kiềm (ALP), catalase (CAT), γ-glutamyl transferase (GGT), tổng khả năng chống oxy hóa (T-AOC), superoxide anion (SOA) , phenoloxidase (PO) và tổng số lượng tế bào máu (THC). FCR là 3,01 ± 0,29. Hay tôm thẻ chân trắng bị nhiễm EHP thực nghiệm bằng cách tiêm bào tử (~1x105 bào tử/con tôm) và cho tôm ăn gan tụy bị nhiễm bệnh thì tôm có sự giảm đáng kể về các thông số miễn dịch tổng số lượng tế bào máu (THC), hoạt động catalase (CAT) và hoạt động lysozyme (LYS).

Biểu hiện gen Toll được kích hoạt như một phản ứng sớm, khi EHP tương tác với vật chủ và kích hoạt hệ thống prophenoloxidase cũng như sự di chuyển của tế bào máu đến vị trí nhiễm trùng để chống lại EHP xâm chiếm. Mặc dù các phản ứng thích hợp đã được đưa ra nhưng có vẻ như chúng không đủ hiệu quả để loại bỏ EHP. 

Ngoài ra, các lysozyme hoạt động từ bên trong tế bào máu dường như bị EHP vô hiệu hóa hoặc thậm chí có thể không được giải phóng khỏi tế bào máu, vì các tế bào máu không thể tự thoái hóa hoặc không có khả năng thực bào các ký sinh trùng nội bào khi mức độ giảm.

HPTôm bị nhiễm EHP thường có đặc điểm là tăng trưởng chậm, nhiễm ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất hậu ấu trùng

Ảnh hưởng của chất lượng nước và hệ thống nuôi đến nhiễm EHP

Tôm thẻ chân trắng được ghi nhận tăng trưởng chậm được thu thập từ ao đất cho thấy tỷ lệ nhiễm EHP cao (91,3%). Điều thú vị là tôm cỡ lớn bình thường trong ao đất cũng có tỷ lệ nhiễm EHP cao được xác nhận bằng PCR. Tôm cỡ lớn nuôi trong nhà kính có tỷ lệ nhiễm EHP thấp hơn (10,6%) so với tôm cỡ lớn bình thường nuôi trong ao đất (72,4%). Các tác giả cho rằng nuôi tôm trong nhà kính ít bị ảnh hưởng bởi nhiễm EHP hơn, thể hiện qua kích thước và trọng lượng tôm bình thường. 

Ngoài ra, một xét nghiệm PCR cho thấy hai ao có kết quả dương tính với EHP, trong khi nồng độ nitrit và amoniac ở mức trên 1 ppm. Bốn ao còn lại âm tính với EHP, nồng độ nitrit và amoniac dưới 1 ppm.

Trong một nghiên cứu khác, người ta quan sát thấy rằng nhiễm trùng EHP có thể xảy ra ở độ mặn 2 ppt với tỷ lệ lưu hành và mức độ nghiêm trọng rất thấp, trong khi tỷ lệ lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng cao hơn ở độ mặn 30 ppt.

Sự hiện diện của EHP trong các sinh vật thủy sinh khác có trong ao nuôi tôm

Trong một nghiên cứu tại một trang trại nuôi tôm ở Maoming, Trung Quốc, tôm và các sinh vật khác đã được nghiên cứu về EHP bằng xét nghiệm PCR. EHP được phát hiện ở tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua, vẹm và ba loài chuồn chuồn. 

Khi kiểm tra mô bệnh học, bào tử EHP được tìm thấy ở ấu trùng và chuồn chuồn trưởng thành bị nhiễm bệnh tự nhiên được thu thập từ ao nuôi tôm. Kết quả lai huỳnh quang tại chỗ cho thấy tín hiệu tích cực về sự nhiễm EHP trong mỡ cơ thể của nhộng chuồn chuồn. Các bào tử microsporidian chưa trưởng thành và trưởng thành và plasmodium bào tử muộn đã được quan sát thấy trong tế bào chất của nhộng chuồn chuồn bằng kính hiển vi điện tử.

Trong một nghiên cứu khác ở Malaysia, EHP được phát hiện trong 82 mẫu thủy sản thuộc các ngành Arthropoda, Mollusca và Chordata phyla bằng phương pháp PCR nhắm vào các gen mã hóa protein thành bào tử (SWP). Tỷ lệ lưu hành trung bình của EHP bằng PCR là 82,93% đối với cả ba ngành. Những phát hiện này cho thấy sự hiện diện của bào tử EHP trong sinh vật thủy sinh trong ao nuôi tôm là những vật truyền bệnh.

Hệ vi sinh vật đường ruột và EHP

Mối liên quan giữa nhiễm EHP, chậm tăng trưởng và hệ vi sinh vật đường ruột ở tôm cỡ nhỏ, vừa và lớn đã được xem xét trên tôm thẻ chân trắng. Tất cả các nhóm tôm đều từ cùng một lứa hậu ấu trùng và được nuôi trong một ao với cùng chế độ ăn và điều kiện môi trường. Tôm nhỏ có số lượng bản sao EHP cao nhất. 

Ngoài ra, dựa vào kết quả đánh giá sự hiện diện vi khuẩn đường ruột của tôm cỡ nhỏ và vừa giống nhau và khác với mô hình vi khuẩn ở tôm lớn, cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột bị ảnh hưởng bởi mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng EHP và thời gian nhiễm EHP liên tiếp. Một quan sát khác cho thấy mức độ phong phú tương đối của Vibrio cao nhất ở tôm nhỏ, cũng cho thấy khả năng vi khuẩn xâm nhập cao hơn.

EHP và hội chứng phân trắng (WFS)

Tôm bệnhWFS gây bệnh cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi thương phẩm và biểu hiện lâm sàng ruột trắng, gan tụy nhợt nhạt

WFS gây bệnh cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi thương phẩm và biểu hiện lâm sàng ruột trắng, gan tụy nhợt nhạt. Các mầm bệnh gây ra nguyên nhân này vẫn chưa chắc chắn và được nghi ngờ nó có liên quan đến một sinh vật gây bệnh do nhiều mầm bệnh đường ruột gây ra. 

Sự kết hợp của nhiều mầm bệnh dựa trên các nghiên cứu cho thấy WFS được quan sát thấy ở những nơi có tỷ lệ lưu hành và mức độ nghiêm trọng của nhiễm EHP cao. Cụ thể, một phát hiện về tôm nhiễm đồng thời EHP và V. parahaemolyticus thì có lượng EHP cao hơn đáng kể so với tôm chỉ nhiễm EHP. Mối quan hệ cộng hưởng giữa EHP và V. parahaemolyticus phân lập đã dẫn đến biểu hiện của WFS.

Đăng ngày 15/06/2024
Hồng Huyền @hong-huyen

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Tôm bị đen mang: Nguyên nhân và hướng xử lí

Bệnh đen mang là tên gọi chung cho hiện tượng mang của tôm nuôi chuyển từ màu trắng trong bình thường sang màu đen hoặc nâu đen do các tác nhân sinh hóa khác nhau. Tuy không còn xa lạ gì với bà con nuôi tôm nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh đen mang sẽ gây ra các loại bệnh nặng khác như: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng,…

Tôm đen mang
• 10:35 20/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 08:00 15/06/2024

Một số bệnh trên tôm ở giai đoạn ấu trùng và giống

Kể từ khi nghề nuôi tôm ra đời vào những năm 1970, sản xuất giống thương mại đã cần phải mở rộng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu về hậu ấu trùng. Tuy nhiên, việc thiếu các biện pháp an toàn sinh học thích hợp trong quá trình mở rộng này đã khiến ngành chăn nuôi dễ bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và nấm, đặc biệt là bệnh do Vibrio.

Tôm thẻ
• 11:59 03/06/2024

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 03:12 22/06/2024

Vật liệu làm chân cầu nhá tránh bị hư hại do nước mưa

Trong nuôi tôm, việc tạo ra môi trường sống tốt cho tôm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Một trong những yếu tố không thể thiếu là cầu nhá – nơi trú ẩn và sinh hoạt của tôm. Chọn vật liệu phù hợp để làm chân cầu nhá đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền, hiệu quả và an toàn cho tôm.

Cầu nhá ao tôm
• 03:12 22/06/2024

Nâng cao sản lượng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao hiện nay, bà con áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất, nên sản lượng nuôi không ngừng được cải thiện.

Tôm thẻ
• 03:12 22/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 03:12 22/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 03:12 22/06/2024
Some text some message..