Những sát thủ máu lạnh đáng sợ nhất thế giới

Rắn là một loài động vật máu lạnh, hầu như ai trong chúng ta cũng phải rùng mình vì bắt gặp và những cú mổ kèm nọc độc chết người của chúng.

Rắn Fierce
Rắn Fierce

Có rất nhiều loại rắn khác nhau trong thế giới, trong đó có cả những loại có độc, có cả những loài không có độc. Chúng ta sẽ khám phá về những loài rắn độc cực nguy hiểm qua nghiên cứu dưới đây.

1. Rắn Fierce

Rắn Fierce hay rắn Taipan nội địa (có tên khoa học: Oxyuranus microlepidotus) là loài bò sát thuộc họ Rắn hổ (Elapidae) có nguồn gốc từ Australia.

Đây là một loài có khả năng biến hóa khá kì diệu. Chúng có thể thay đổi từ màu đen sậm, nâu sáng, xanh lá cây tùy theo mùa. Rắn Fierce là loài rắn độc nhất thế giới, 1 vết cắn của nó có thể chứa đến 110mg nọc độc, đủ giết chết 100 người hay 250.000 con chuột.

rắn độc

Mức độ độc của nọc loài rắn này gấp 10 lần rắn chuông Mojave và 50 lần rắn hổ mang thường. Nó có thể cắn rất nhanh và làm chết 1 người trưởng thành trong vòng 45 phút.

2. Rắn Blue Krait

ran

Loài rắn Blue Krait này được tìm thấy nhiều ở vùng Đông Nam Á và Indonexia. Chiều dài lớn nhất của rắn mà các nhà khoa học phát hiện được là 160cm.

rắn cực độc

Khi bị Blue Krait cắn, nạn nhân sẽ trải qua những cơn đau thắt cơ, chuột rút, co giật và sau đó là tức ngực, suy hô hấp. Các triệu trứng này sẽ hành hạ nạn nhân trong khoảng 6-12 giờ và tử vong cho dù có cấp cứu kịp thời chăng nữa.

3. Rắn Black Mamba

Black Mamba được tìm thấy nhiều ở lục địa châu Phi. Nó là loài rắn có mật độ tấn công chính xác đến không ngờ. Ngoài ra, đây còn là loài rắn nhanh nhất trong các loài rắn trên cạn với vận tốc đạt khoảng 20km/giờ.

rắn độc nhất

Nọc độc của nó như loài thuốc phá hủy thần kinh một cách nhanh chóng. Một vết cắn có thể chứa khoảng 100-120 mg nọc độc, đôi khi đến 400mg.

rắn

Nạn nhân sau khi bị cắn sẽ trải qua một cảm giác ngứa ran trong miệng và tứ chi, sốt, tiết nước bọt quá mức. Các triệu chứng tiếp theo sẽ là đau bụng dữ dội, nôn, sốc, tê liệt.

Cuối cùng, nạn nhân bị co giật, ngừng hô hấp, hôn mê và tử vong. Lượng độc tiết ra sau cú ngoạm đầu tiên có thể giết chết 80 người tương đương 20 con voi châu Phi.

4. Rắn hổ mang Mozambique

rắn hổ mang

rắn hổ mang

Ngoài ra, nọc độc của nó còn có thể gây ra mù mắt cho con người và tất cả các loài vật bị chúng tấn công. Với chiều dài khoảng 5m, chúng được xem là loài rắn độc dài nhất trong vương quốc rắn.

5. Rắn Rattlesnake (Rắn chuông)

Sống chủ yếu ở vùng châu Mỹ, rắn chuông rất dễ dàng để nhận biết nhờ vào cái đuôi của nó.

rắn chuông

Hầu hết những con rắn đuôi chuông đều rất độc. Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ vài phút sau khi bị cắn.

rắn đuôi chuông

Khi con người bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, phá vỡ tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm.

6. Rắn Vipers

Được tìm thấy trên khắp thế giới nhưng nhiều nhất là ở vùng Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Chúng thường hoạt động vào ban đêm, nhất là sau khi trời mưa.

rắn viper

Chiều dài cơ thể loài rắn này khoảng 60cm, màu sắc vảy khá rực rỡ, hình thù kỳ dị. Đặc biệt, nọc độc của chúng rất mạnh, răng nanh giúp nọc độc thâm nhập sâu vào cơ thể con mồi.

vipers

Khi bị rắn cắn, lập tức bạn sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội, sưng, chảy máu, phồng rộp, huyết áp và nhịp tim sẽ giảm. Rắn Vipers từng gây nhiều tử vong cho người.

Xã luận
Đăng ngày 16/01/2013
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:31 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:31 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:31 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:31 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:31 27/11/2024
Some text some message..