Với sự biến đổi không ngừng, ngành nghề này đang trải qua một loạt tiến bộ, thách thức và cơ hội mới từ việc ứng dụng các kĩ thuật công nghệ hiện đại làm nên những bước tiến trong nuôi tôm, đến những thách thức về bền vững môi trường và cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu.
Sự phát triển ngành tôm
Thời gian qua, ngành tôm đã có sự tiến bộ đáng kể. Ghi nhận, tổng nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2022 là 3,248,338 tấn, với sản lượng bổ sung ước tính 1,487,501 tấn. Trung Quốc và Việt Nam tại thị trường châu Á (945,791 tấn) và Mỹ (837,622 tấn) chiếm phần lớn mức tăng trưởng trong sản xuất tôm.
Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở Ecuador là 17% từ 2012 - 2019 , đáng kể hơn từ 2020 - quý 2/2023 CAGR của nước này đạt đến 25%. Sản lượng được báo cáo của quốc gia này là 1,051,758 tấn vào năm 2022, với mức tăng dự kiến 10% cho năm 2023, tương đương 1,158,460 tấn.
Tương tự, tại Ấn Độ số liệu CAGR là 19% từ năm 2012 - 2019, đạt mức cao nhất là 734,160 tấn. Con số này đã giảm xuống mức xuất khẩu (XK) dự kiến là 632,802 tấn cho năm 2023 do thị trường dư nguồn cung.
Thời gian qua ngành tôm đã có sự tiến bộ đáng kể. Ảnh: Tổng cục thủy sản
Trong tổng số 2,4 triệu ha có sẵn để nuôi tôm trên toàn thế giới, 1 triệu ha có sản lượng hàng năm dưới 300 tấn/ha (0,3 triệu tấn) và 1,4 triệu ha sản xuất đạt trên 300 tấn/ha /năm, tương đương 5,2 triệu tấn, chiếm 94% sản lượng chỉ từ 58% diện tích sản xuất.
Công nghệ canh tác thương mại có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng. Hệ thống sản xuất bán thâm canh ở Ecuador cho năng suất hàng năm từ 1 - 5 tấn/ha, trong khi ở Ấn Độ mô hình sản xuất này cho năng suất mỗi năm khoảng 5 - 10 tấn/ha. Các báo cáo cho biết năng suất 10 - 25 tấn/ha trên một năm là tiêu chuẩn đối với các hệ thống nuôi siêu thâm canh của Thái Lan và dự kiến ở những quốc gia khác sẽ đạt 25 – 100 tấn/ha/năm.
Thách thức đối với nghề nuôi tôm
Hiện, sản xuất tôm phải đối mặt với nhiều thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành trên toàn cầu. Vào năm 2022, Liên minh Thủy sản Toàn cầu đã đề cập đến các vấn đề về chi phí thức ăn, giá cả thị trường, dịch bệnh và chất lượng tôm bố mẹ là những yếu tố phù hợp nhất.
Chi phí thức ăn: Ghi nhận có sự gia tăng rõ rệt, mức giá trung bình của bột cá và dầu cá lần lượt là 1496 USD/tấn và 2348 USD/tấn. Việc hủy bỏ hoạt động đánh bắt cá cơm Peru vào năm 2023 đã làm giảm thêm 10% lượng bột cá sẵn có trên thế giới và 30% dầu cá so với cùng kỳ năm trước, buộc giá bột cá lên tới 2600 USD/tấn và 6000 USD/tấn đối với dầu cá tại thị trường Trung Quốc.
Dịch bệnh, chi phí thức ăn, nguồn giống, giá thị trường là những thách thức đối với nghề tôm hiện nay. Ảnh: Tép Bạc
Các nguồn protein thực vật, chẳng hạn như bột đậu nành và lúa mì, cũng ghi nhận mức gia tăng mạnh mẽ trong vài năm qua do chiến tranh Nga - Ukraine và hạn hán kéo dài trên toàn thế giới. Để sản lượng tôm thế giới dự kiến đạt 5,5 triệu tấn thì cần gần 9 triệu tấn thức ăn (với tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là 1,6). Thức ăn chiếm từ 40% - 65% tổng chi phí sản xuất tôm và XK theo phương thức FOB đã tăng 25% kể từ đầu năm 2021. Điều này có tác động đáng kể đến khả năng kinh tế của ngành.
Giá thị trường: Giá tôm ở Ecuador giảm từ 5,80 USD/kg xuống 5,00 USD/kg từ tháng 1/2020 – 1/2021, trong khoảng thời gian các thị trường trở lại do Covid – 19, trước đó giá tôm có sự gia tăng 6,80 USD/kg. Tiếp đến, vào tháng 7/2023 ghi nhận mức giá giảm mạnh xuống còn 5 USD/kg cho thấy tình trạng dư cung và nhu cầu thị trường suy giảm đã đập tan mọi kỳ vọng về sự phục hồi nhanh chóng.
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển Nuôi trồng Thủy sản (OECD) dự đoán giá các sản phẩm từ cá và hải sản sẽ giảm 9% trong thời gian tới, triển vọng kinh tế là hợp nhất ngành, cần giảm chi phí chuỗi giá trị và cải thiện sản xuất.
Bệnh dịch: Trong khi tất cả các loài nuôi đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, có thể nói rằng tôm bị ảnh hưởng nhiều nhất. Gây thiệt hại khoảng 22%/năm, tương đương 1 tỷ USD, con số ghi nhận gần đây đó là 4 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2009 - 2018, nguyên nhân chủ yếu là do virus hội chứng đốm trắng (WSSV) và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
Chất lượng tôm bố mẹ: Việc nhân giống chọn lọc để tăng trưởng nhanh dựa trên các dòng tôm thẻ chân trắng (TTCT) sạch bệnh đã thành công trong việc cải thiện tỷ lệ sống, giảm FCR và rút ngắn chu kỳ nuôi thương phẩm, do đó giảm nhu cầu năng lượng và chi phí sản xuất chung. Với điều này, có thể giảm 44% thời gian nuôi, tỷ lệ sống đạt trên 85%, giảm 20% FCR (1,6 -1,3) và cho 44 tấn/ha/năm qua sáu thế hệ là khả thi đối với TTCT ở Thái Lan.
Cơ hội nào để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất cho nghề tôm?
Xét đến chi phí thức ăn, các quy trình sản xuất mới sử dụng thức ăn dạng viên đã cho thấy lợi ích rõ ràng trong việc cải thiện FCR và giảm chất hữu cơ dư thừa trong ao. Tuy nhiên chi phí đầu vào đã trở thành vấn đề khiến nhiều nhà sản xuất phải trăn trở.
Sản xuất của nghề tôm trong nhiều năm qua đã có những tiến bộ đáng kể
Hiện, khoảng 17% diện tích trang trại ở Ecuador sử dụng máy cho ăn tự động và sục khí, với kỳ vọng nước này sẽ tăng XK đáng kể trong những năm tới. Việc hiểu về khả năng chịu đựng những thay đổi do điều kiện môi trường hay nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu là điều cần thiết để tránh những sai lầm trong quá khứ khi quyết định tăng mật độ thả giống để cải thiện năng suất.
Mặt khác, những hạn chế về số lượng và giá thị trường của bột cá và dầu cá là thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành, vì các loài giáp xác nuôi như tôm, cua,…là những đối tượng tiêu dùng bột cá sẵn có nhiều nhất (30%). Do đó, các nguồn protein mới từ côn trùng (ruồi lính đen), protein đơn bào (nấm men, vi khuẩn, tảo),…có thể sẽ trở thành lựa chọn thay thế.
Tương tự như vậy, xét sự phát triển của ngành từ các hệ thống nuôi ở một số khu vực, việc kết hợp các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) sẽ cho hiệu quả về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, kỹ thuật chọn lọc di truyền cũng được sử dụng với mục đích giúp vật nuôi thích nghi hơn với việc sử dụng các nguồn protein mới.
Việc cung cấp tôm chất lượng cao, có thể truy xuất nguồn gốc từ các trang trại uy tín sẽ làm giảm sự biến động giá theo mùa dẫn, đảm bảo về mặt kinh tế cho người nuôi. Sản xuất được chứng nhận, được kiểm soát (chuyên sâu) hơn cũng sẽ phần nào cải thiện tính bền vững.
Đối với bệnh dịch thì việc tiến hành phòng ngừa và chẩn đoán bệnh là điều cần thiết. Sự phát triển của nghiên cứu trên gen đã giúp xác định các đặc điểm của dòng và chọn lọc khả năng chịu bệnh, kháng lại các mầm bệnh cụ thể. Hiện tại, bằng chứng về chọn lọc kháng WSSV cho thấy nhiều hứa hẹn, với một số dòng di truyền thương mại cung cấp các sinh vật có khả năng tăng trưởng tốt và kháng bệnh.
Những cải tiến trong chăn nuôi, trong đó các dòng được chọn (kết quả của giao phối tự nhiên) đã cải thiện các thách thức về bệnh do ảnh hưởng khí hậu hay đối với Enterocytozoon hepatopenaei và WFD, góp phần mở rộng các chương trình về di truyền. Bên cạnh đó, việc phát triển các dòng di truyền mới đối với tôm sú sẽ giúp ổn định việc cung cấp các loại tôm cỡ lớn trên thị trường.