Những triển vọng và thách thức mới của Thủy sản Sóc Trăng trong năm 2016

Năm 2015, tỉnh Sóc Trăng có 68.620 ha nuôi thủy sản các loại, tổng sản lượng đạt trên 220.170 tấn, tăng 6,5% so với năm 2014. Đây là nền tảng quan trọng để thủy sản Sóc Trăng phát triển hơn nữa trong chặng đường mới.

thủy sản Sóc Trăng
Những triển vọng và thách thức mới của Thủy sản Sóc Trăng trong năm 2016.

Trong năm qua, giá trị sản phẩm thủy sản đạt bình quân 140 triệu đồng/ha, tăng 6,87% so với năm 2014. Con Tôm nước lợ vẫn đóng vai trò chủ lực với hơn 46.200 ha thả nuôi, sản lượng đạt 90.620 tấn, tăng 6,1 % so với cùng kỳ. Tuy nhiên kể từ năm 2013, con Tôm chịu nhiều tác động xấu từ tình hình giá cả và môi trường, thời tiết biến đổi khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế, đời sống của hộ sản xuất, ông Mai Văn Đấu ở xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, cho biết: “Diện tích nuôi Tôm của xã viên HTX Toàn Thắng năm nay giảm hơn so với mọi năm do dịch bệnh trên Tôm phức tạp hơn, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi; Cái nữa là do nguồn điện sinh hoạt không đủ cung cấp cho chạy quạt nuôi Tôm; Do giá Tôm không ổn định và một phần do bà con thiếu về vốn đầu tư”.

Theo báo cáo của Bộ NN & PTNT, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,53 tỉ USD, giảm 16,5% so với năm 2014. Hiện nay thủy sản Việt Nam được xuất khẩu sang 164 thị trường trên thế giới, tại các nước này đều đang đặt ra yêu cầu gắt gao về thủy sản sạch. Mặt khác, các nước sản xuất Tôm cũng đang cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm Tôm của Việt Nam. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có kế hoạch đúng đắn và bền vững cho các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm trong cả nước và Sóc Trăng là một số đó. Ông Trần Đình Luân - Phó Giám đốc Sở NN & PTNT, nhận định: “Năm 2016, đối với lĩnh vực nuôi Tôm, chúng tôi sẽ sử dụng các biện pháp tổng hợp để phòng ngừa dịch bệnh, cho rà soát lại từng vùng, vùng nào đầy đủ cơ sở hạ tầng thì khuyến khích bà con đầu tư, còn những vùng chưa thật sự đủ điều kiện thì khuyến cáo và vận động bà con chuyển sang con giống khác cho phù hợp. Tổ chức lại công tác liên kết trong chăn nuôi, trong đó ngành nông nghiệp là cầu nối. Thay đổi hình thức chuyển giao kỹ thuật, tập trung đi sâu vào những kiến thức mới, góp phần thay đổi dần nhận thức cho người nuôi về áp dụng kỹ thuật, tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường”.

Theo đó, trong năm 2015, Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng tập trung quy hoạch lại các vùng nuôi Tôm nước lợ trọng điểm tại thị xã Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề và Cù Lao Dung. Trong đó Trần Đề được chọn xây dựng thí điểm các mô hình cấp thoát nước riêng biệt cho vùng chuyên canh nuôi Tôm công nghiệp, từng bước tiến tới quản lý vùng nuôi và cấp giấy chứng nhận mã số vùng nuôi. Cùng với đó, xây dựng quy trình sản xuất Tôm an toàn dịch bệnh tại các địa phương, hàng loạt các mô hình nuôi Tôm an toàn theo chuẩn GAP, PMB, ASC… các mô hình nuôi ghép luân canh, đa dạng sinh học… nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, vừa giảm được chi phí, vừa tăng năng suất và mẫu mã sản phẩm. Qua đó giúp giảm tỉ lệ Tôm bị thiệt hại rõ rệt (giảm 16,4% so với năm 2014). Giá Tôm nguyên liệu cuối năm 2015 và đầu năm 2016 có xu hướng tăng (và cao hơn cùng kỳ năm 2014 từ 5 ngàn – 20 ngàn đồng/kg Tôm sú và Tôm thẻ các loại) giúp người nuôi có lợi nhuận.

Trong khi đó, tại thị xã Vĩnh Châu, bà con đã phát huy tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên cùng với kinh nghiệm nhiều năm và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi Artermia đạt được hiệu quả cao nhất, vụ nuôi năm 2015 đã thật sự mang lại năng suất, chất lượng và thu nhập cao cho hộ nuôi. Với tổng diện tích thả nuôi đạt trên 560 ha, sản lượng trứng bào xác thu được gần 34.000 tấn, đạt 113% kế hoạch, năng suất bình quân 60,36 kg/ha, giá tiêu thụ trung bình 950.000 đ/kg cho lợi nhuận gần 40 triệu đồng/ha. Còn ở các vùng có điều kiện phù hợp để nuôi thủy sản nước ngọt như huyện Long Phú và Cù Lao Dung, Ngành Nong nghiệp đầu tư quy hoạch 21.540 ha sản xuất tập trung, các mô hình thực nghiệm được nhân rộng, nhằm tăng giá trị sử dụng đất. Bằng nguồn vốn của dự án CRSD, vốn của ngành đã hỗ trợ triển khai các mô hình nuôi thủy sản theo VietGAP, mở các mô hình nuôi giống thủy sản mới có giá trị kinh tế cao, tạo hướng làm ăn mới cho nông dân.

so mau nuoc
Chuyển giao kỹ thuật so màu nước trong ao nuôi tôm đến tận hộ nuôi.

Năm 2015 cũng là năm thắng lợi cho ngành khai thác biển, với tổng số lượng tàu thuyền 1.159 chiếc, trong đó khai thác xa bờ là 315 tàu, gần bờ 844 tàu, với tổng công suất trên 136.200 mã lực, ngư dân đánh bắt được trên 62.700 tấn thủy hải sản, tăng 7,39% so với năm 2014. Số lượng tàu thuyền vào Cảng Trần Đề tăng gần 50% so với cùng kỳ, với hơn 3.460 lượt. Nghị định 67/NĐ-CP triển khai có hiệu quả, ngư dân có điều kiện đóng mới và nâng cấp tàu thuyền. Tuy nhiên trong năm qua, một số ngư dân còn bị cản trở trên các ngư trường truyền thống, sức cạnh tranh thấp hơn so với các tàu thuyền tỉnh bạn, vẫn là yếu tố không thuận lợi cho nghề khai thác thủy hải sản Sóc Trăng. Ông Đặng Văn Khởi ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, cho biết: “Ngư dân đang gặp khó khăn về ngư trường, nhất là ngư trường đánh bắt gần bờ do tàu thuyền các tỉnh lân cận xâm nhập nhiều. Chúng tôi cũng đề nghị các ngành chức năng nên thường xuyên kiểm tra, phân vùng đánh bắt cho rõ ràng và có những chế tài cụ thể nếu các phương tiện đánh bắt gần bờ vi phạm ngư trường”.

Việt Nam và 11 quốc gia khác đã đạt được Thỏa thuận Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP), tạo ra khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới. TPP sẽ giúp loại bỏ hàng rào thuế quan đối với mặt hàng thủy sản, đẩy mạnh khả năng xuất nhập khẩu giữa các nước tham gia TPP. Theo đó để hội nhập, Ngành Thủy sản Việt Nam nói chung và Sóc Trăng nói riêng, phải tự làm mới, tự thay đổi để phát triển theo hướng bền vững và phù hợp với đề án tái cơ cấu Ngành Thủy sản của tỉnh giai đoạn 2015 – 2020. Ông Trần Đình Luân – Phó Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Năm 2016 sẽ có không ít khó khăn cho nuôi trồng thủy sản, nhất là con Tôm, do môi trường nuôi ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, rào cản trong quá trình gia nhập TPP. Do đó để phát triển ngành thủy sản, chúng ta cần phải liên kết nhiều giải pháp. Nếu chúng ta thực hiện được các giải pháp liên kết từ chăn nuôi, cung ứng đến thu mua, tiêu thụ một cách chặt chẽ thì mới có thể hòa vào quá trình hội nhập TPP”.

Năm 2015 khép lại với nhiều kết quả và thách thức, dự kiến năm 2016 sẽ không ít khó khăn, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Ngành Thủy sản. 2016 cũng là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, cùng với sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, sự nỗ lực của toàn Ngành Nông nghiệp và ý thức vươn lên của người dân, tin rằng lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản vẫn làm tốt vai trò mũi nhọn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà./.

Đài PT-TH Sóc Trăng, 28/01/2016
Đăng ngày 31/01/2016
Ngọc Khuê
Nuôi trồng

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 21:43 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 21:43 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 21:43 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 21:43 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 21:43 28/11/2024
Some text some message..