Ninh Bình: Kim Sơn là vùng trọng điểm nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020

Tỉnh Ninh Bình xác định khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là vùng trọng điểm nuôi trồng thuỷ sản theo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp với diện tích 14.040 ha giai đoạn 2011-2015

Nuôi cua trong đê Bình Minh 2, xã Kim Đông

Nuôi cua trong đê Bình Minh 2, xã Kim Đông (Ảnh: tepbac.com)

Tỉnh Ninh Bình xác định khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là vùng trọng điểm nuôi trồng thuỷ sản theo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp với diện tích 14.040 ha giai đoạn 2011-2015, sau tăng lên 17.050 ha (năm 2020). Tổng sản lượng thủy sản đạt 51.400 tấn đến gần 69.000 tấn.

Giá trị sản xuất mặt hàng này ở mức 1.100 tỷ đồng đến hơn 1.900 tỷ đồng, chiếm 18% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Trị, bên cạnh việc duy trì 540 thuyền máy, thuyền thủ công hoạt động ổn định, tỉnh tiến hành hoàn thiện khu neo đậu tránh, trú bão tại cửa sông Đáy, hai bến cá Kim Đông, Kim Hải; tăng cơ sở sản xuất nước đá, nơi cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi đánh bắt tận diệt, vét gọn, không khai thác thuỷ sản còn non để phát triển bền vững.

Thời gian tới, Ninh Bình xây dựng 1 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu với công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm; 1 kho đông lạnh công suất 200 tấn tại cụm công nghiệp Bình Minh; 2 kho lạnh thương mại công suất 100 tấn ở các khu vực khác để bảo quản nguyên liệu. Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách, vốn vay, vốn doanh nghiệp, vốn do nhân dân đóng góp... được ấn định là 3.684 tỷ đồng.

Ông Trị cho biết, quan điểm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Ninh Bình là khai thác, sử dụng hợp lý tiềm năng, lợi thế về đất đai, mặt nước và lao động của vùng một cách hiệu quả đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, có lồng ghép với hoạt động các ngành kinh tế khác để tạo việc làm ổn định cho hàng chục nghìn lao động là người địa phương.

Các vây nuôi ngao tại bãi bồi Kim Sơn (Ảnh: tepbac.com)

Tỉnh khuyến khích hộ gia đình phát triển nuôi thuỷ sản nước ngọt theo quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) bằng một số giống có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định như tôm càng xanh, cá lóc bông, rô phi đơn tính, cá điêu hồng, chép lai xen lẫn với các loại cá mè, trôi, trắm, chép; ở vùng nước mặn, nước lợ là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao chất lượng cao, cua xanh.

Nguồn: agroviet.gov.vn
Đăng ngày 02/06/2012
Quang Hưng
Nuôi trồng

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 04:35 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 04:35 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 04:35 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 04:35 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 04:35 15/11/2024
Some text some message..