Ninh Hòa: Thủy sản nuôi trồng mất mùa

Từ đầu năm đến nay, diễn biến thời tiết bất lợi, dịch bệnh hoành hành đã khiến người nuôi trồng thủy sản ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng nề.

thăm tôm

Tại vùng đìa nuôi trồng thủy sản ở tổ dân phố Tân Tế (phường Ninh Hà), khung cảnh khá hiu hắt, thiết bị nuôi tôm được dọn cất từ lâu, không ít người phải chịu thua lỗ nặng nề vì thủy sản chết liên tục. Ông Nguyễn Văn Thừa, người có thâm niên gần 20 năm nuôi tôm ở Tân Tế kể: “Trong 2 năm 2014 và 2015, gia đình tôi thả nuôi tôm 8 lần nhưng chưa vụ nào có lãi, hầu hết là lỗ. Tính ra, hơn 100 triệu đồng đã đổ ao, đổ bể theo con tôm”. Ông Thừa cho biết, tôm chỉ mới thả nuôi khoảng 20 đến 40 ngày là bắt đầu chết dần, tỷ lệ hao hụt rất lớn. Vụ thứ 4 trong năm nay, gia đình ông đầu tư hơn 50 triệu đồng để thả nuôi 12 vạn con tôm trên 2 ao. Tôm nuôi cách nay hơn 50 ngày, hàng ngày ông phát hiện tôm bỏ ăn, nổi lờ đờ lên mặt nước; một số khác không biết chết từ bao giờ, dạt vào quanh bờ đìa. Tính ra số tôm chết cũng hơn 50%.  

Theo ông Võ Văn Bình (thôn Tam Ích, xã Ninh Lộc), năm nay, mấy anh em trong gia đình ông chung vốn đầu tư hơn 300 triệu đồng nuôi 80 vạn con tôm giống trong 3 vụ. Vụ nuôi nào tỷ lệ hao hụt cũng cao, tôm chết yểu, sau 2 tháng nuôi phải xuất bán sớm, do tôm nhỏ nên chỉ bán được với giá 50.000 đồng/kg, tính ra gia đình ông lỗ gần 200 triệu đồng. “Khắp các vùng đìa ở Ninh Lộc, Ninh Hà, Ninh Ích, đâu đâu cũng chung cảnh đỏ mắt vì tôm. Trong 10 hộ nuôi thì may mắn chỉ có 2 hộ hòa vốn. Hộ nào đầu tư nuôi càng nhiều thì càng thua lỗ nặng. Thậm chí rất nhiều hộ chuyển sang nuôi cua nhưng cũng chịu chung cảnh ngộ”, ông Bình nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, người nuôi tôm ở thị xã Ninh Hòa còn chịu cảnh tôm rớt giá. Cũng vì tôm chết, chậm lớn nên người nuôi buộc phải xuất bán sớm dù tôm có kích cỡ nhỏ. Chính vì thế, giá bán ra rất thấp. Hiện nay, tôm lớn 100 con/kg chỉ có giá 85.000 đồng/kg (giảm gần 50% so với năm trước); tôm có kích cỡ càng nhỏ thì giá càng thấp, thậm chí có loại người dân chỉ bán với giá gần 30.000 đồng/kg. Theo bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, người chuyên thu mua tôm thẻ chân trắng tại địa bàn Ninh Hòa, sở dĩ thời gian qua giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh là do tôm không đạt kích cỡ theo yêu cầu của doanh nghiệp, tôm càng nhỏ thì giá càng thấp. Ngoài ra, tôm Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài cũng bị hạ giá do phải cạnh tranh với tôm các nước khác.

tôm chết liên tục
Tôm nuôi của gia đình ông Nguyễn Văn Thừa chết liên tục

Theo thống kê, phường Ninh Hà có 470ha nuôi tôm nước lợ, trong đó có hơn 80% diện tích thả nuôi bị thiệt hại nặng. Hiện nay, số ao đìa người dân tiếp tục thả nuôi chỉ khoảng 30 - 40%. Ở xã Ninh Lộc, trong tổng số 450ha nuôi tôm, có hơn 186ha bị thiệt hại gần như hoàn toàn. Ông Hồ Đức Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Lộc cho biết: “Năm nay thời tiết bất lợi, tôm chết, người nuôi thu hoạch rồi thả nuôi tiếp mà không cải tạo lại ao đìa nên tôm tiếp tục chết. Trong khi đó, người nuôi lại không tuân thủ khuyến cáo của cơ quan chuyên môn trong việc xử lý ao nuôi. Thậm chí, có trường hợp, hộ này có tôm chết xả nước trong ao ra, hộ khác lại lấy nước vào nên dịch bệnh dễ lây lan trên diện rộng”.

Ông Đặng Cửu - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa cho biết, diện tích nuôi tôm trên địa bàn thị xã liên tiếp giảm trong những năm gần đây. Tuy người dân đã rất thận trọng trong nuôi tôm nước lợ nhưng diện tích tôm bị thiệt hại cũng rất lớn. Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi tôm trên địa bàn thị xã đạt 1.488ha, giảm 20% so với năm 2014; sản lượng thu hoạch đạt 1.335 tấn, giảm gần 40% so với cùng thời điểm này năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do một số vùng đìa bị ô nhiễm, thời tiết nắng nóng kéo dài, thỉnh thoảng có mưa cục bộ gây sốc nhiệt. Bên cạnh đó, các bệnh đốm trắng, hoại tử gan, phân trắng thường xuyên xảy ra trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng tôm thương phẩm ở địa phương. “Đến nay, do thời tiết không ổn định nên người dân đã tạm ngưng việc thả nuôi thủy sản, chỉ tập trung chăm sóc và thu hoạch diện tích đã thả nuôi trước đó”, ông Cửu nói.

Trước diễn biến bất thường của thời tiết những tháng cuối năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các địa phương trong tỉnh tăng cường công tác giám sát vùng nuôi thủy sản trên địa bàn. Nếu phát hiện có trường hợp bất thường trên đối tượng nuôi cần báo ngay với chính quyền địa phương, đơn vị thú y thủy sản; từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp nhằm hạn chế rủi ro về dịch bệnh, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Bên cạnh đó, đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản và vật tư nông nghiệp dùng trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Báo Khánh Hòa, 01/11/2015
Đăng ngày 02/11/2015
Hải Lăng
Nuôi trồng

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 13:38 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 13:38 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 13:38 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 13:38 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 13:38 17/12/2024
Some text some message..